xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm giàu hoặc chết

NGUYỄN CAO

Đi tìm cơ hội đổi đời tại các bãi vàng lậu ở Ghana, hàng vạn người Thượng Lâm (Trung Quốc) thừa biết sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, thậm chí mất mạng, nhưng hấp lực từ vàng và giấc mộng làm giàu quá lớn nên họ vẫn bất chấp

Zhen Minxin luôn miệng nói: “Cái số tôi nó lớn lắm”. Sang Ghana cách đây 1 năm theo tiếng gọi của vàng, Zhen đã trở về quê an toàn hồi giữa tháng 6 vừa qua. Anh mở tiệc ăn mừng “thoát chết”, đãi bà con họ hàng và bạn bè thuốc lá Gold Seal - một “đặc sản” của Ghana. Chuyến bay về nhà khá dài, khoảng 11.000 km, kết thúc tại Quảng Châu sau khi quá cảnh ở Cairo.

img
Phu vàng Thượng Lâm tự vệ bằng súng hơi Ảnh: Montie

Giữa cảnh sát và cướp

Zhen không tiết lộ mang về nhà được bao nhiêu tiền và vàng vì quan trọng hơn cả là anh vừa thoát khỏi chiến dịch càn quét các bãi vàng lậu của cảnh sát Ghana. Một số đồng nghiệp cũng là đồng hương của Zhen đã bị bắt và chờ ngày bị trục xuất. Điều này có nghĩa họ phải về nhà tay trắng và ôm một món nợ không nhỏ. Zhen Minxin và 5 người bạn đã vay tổng cộng hơn 2 triệu nhân dân tệ (1 NDT = 3.453,54 đồng) để đầu tư vào các bãi vàng ở Ghana.

Một năm trước, Zhen đến nước Tây Phi này vì nghe đồn những người đi trước đó 5 năm kiếm được mỗi ngày đến 150.000 NDT. Zhen khai thác các bãi vàng ở Kumasi, thành phố lớn nhất vùng Ashanti của Ghana. Thành phố này còn được gọi là thế giới riêng của “phường vàng” Thượng Lâm bởi hầu hết người Hoa ở đây đến từ những làng nghèo của tỉnh Quảng Tây. Nhiều người đã trở nên giàu có và quyền thế.

Zhen không phải là tay mơ vì đã học được bí quyết đãi vàng của cha ông. Anh khai thác các bãi vàng lậu bằng thiết bị và công nghệ bí truyền của “phường vàng” Thượng Lâm. Và cũng giống như ở Trung Quốc, những bãi vàng đó làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi dùng thoải mái cyanide và kim loại nặng để đãi vàng. Báo chí Ghana thường xuyên báo động chuyện này. Người dân địa phương rất bức xúc.

Mặc dù kinh tế Ghana phụ thuộc lớn vào viện trợ và tín dụng ngân hàng của Trung Quốc nhưng dưới áp lực dư luận xã hội, tháng 10-2012, Tổng thống John Dramani Mahama đã cho thành lập một đơn vị đặc nhiệm liên bộ kiểm tra, bắt và trục xuất người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp để khai thác vàng lậu. Đã có 3.877 phu vàng Trung Quốc bị bắt và trục xuất khỏi Ghana trong tháng 6 vừa qua.

Không chỉ có nguy cơ bị trục xuất, Zhen Minxin còn sợ bị cướp. Đặc biệt là khi người dân Ghana cho rằng chiến dịch truy quét các bãi vàng lậu của chính phủ là tín hiệu bật đèn xanh trả thù các ông chủ “mắt hí, da vàng” nổi tiếng bóc lột tận xương tủy người lao động địa phương. Cách nhà Zhen ở Kumasi vài trăm mét có nhà của đồng hương Zhou Haohe từng bị 60 tên cướp cầm mã tấu bao vây. Zhou cầm súng AK 47 bắn chỉ thiên cảnh báo. Một tên cướp xông tới đoạt súng bắn vào đầu anh.

Meng Tianming, 41 tuổi, bỏ nghề lái taxi ở Thượng Lâm sang Ghana làm phu vàng cách đây nhiều năm, đã quay về nhà ngay sau khi chứng kiến cái chết kinh hoàng của Zhou. Meng kể lại: “Chúng tôi gọi cảnh sát và bác sĩ nhưng họ đòi phải trả tiền trước mới tới. Ở cái xứ này thật là bất an”.

img
Những người Trung Quốc bị bắt ở Ghana, chờ trục xuất Ảnh: THX

Dễ bị bắt, ôm đống nợ

Yang Baofa, 52 tuổi, cũng mới hồi hương như Zhen trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Ông chỉ có đủ tiền để mua vé máy bay về Quảng Châu, ngoài ra chẳng có gì. Tuy vậy, Yang vẫn còn may mắn không bị bắt về tội “phá hoại môi trường” và “bóc lột nhân công địa phương”. Điều ông lo lắng nhất bây giờ là làm gì để kiếm tiền trả nợ lúc ra đi.

Bà Shen Aiquan, 65 tuổi, bức xúc: “Con trai tôi có thể bỏ mạng ở Ghana. Nếu nó làm ăn tốt thì không sao nhưng thất bại về đây thì cũng chết mà thôi”. Bà cho biết con trai bà đã vay tín dụng đen khoảng 3 triệu NDT để đầu tư khai thác vàng ở Ghana bởi ở nông thôn, vay tiền từ ngân hàng nhà nước rất khó. Con trai làm ăn ra sao, bà chẳng biết. Hằng ngày, bà trông ngóng con trai trở về. Các chủ nợ cũng vậy.

Bà Shen không biết rằng con trai bà đang gặp nạn nên phải biệt vô âm tín. Nạn ở đây không phải là bị cảnh sát truy lùng, cũng không phải bị trộm cướp đe dọa, anh ta gặp nạn vì một người đồng hương bội tín.

Yang Baofa, hàng xóm của con trai bà Shen ở Kumasi, cho biết ông cùng con trai bà Shen và nhiều người Thượng Lâm là nạn nhân của một người đồng hương ở Ghana chuyên làm dịch vụ chuyển tiền về quê với phí hoa hồng rất nhẹ. Họ dành dụm được bao nhiêu tiền đều nhờ vả người đồng hương có tiếng làm ăn uy tín này. Thế nhưng, đầu tháng 6 vừa rồi, bỗng dưng ông ta mất tích, ôm theo hàng triệu USD. “Chúng tôi tin ông ta bởi cũng là người Trung Quốc” - ông Yang nói gần như mếu.

Rủi ro cao

Đa số người Thượng Lâm nói riêng và Trung Quốc nói chung thường “đi lao động” ở Ghana bằng visa du lịch rồi trốn ở lại. Trước tệ nạn này, các lãnh sự Ghana ở Trung Quốc rất cảnh giác khi cấp visa. Tuy nhiên, xung quanh họ có rất nhiều “cò”. “Phường vàng” Thượng Lâm tất nhiên phải lụy “cò”. Cũng có rất nhiều trường hợp khi làm thủ tục xuất cảnh tại các sân bay, họ bị cảnh sát chặn lại vì giấy tờ “cò” giao là hàng giả. Thế là mất toi một số tiền không nhỏ. Nhiều người đành ở lại với món nợ vay lãi mẹ đẻ lãi con.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo