Những nạn nhân sống sót đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa Cần Giờ. Ảnh: Xuân Danh
Nạn nhân Nguyễn Trung Hiếu (23 tuổi) không kìm được nước mắt khi nhớ lại
cảnh tượng kinh hoàng mới trải qua. Ảnh: Xuân Danh
Theo thông tin ban đầu, chiếc ca nô có số hiệu H29 - BP của một đơn vị thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chở 30 người gồm 2 chuyên gia người Mỹ và các công nhân thuộc công ty Cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam, đi từ Gò Công Đông (Tiền Giang) về Vũng Tàu. Khi đi ngang qua địa bàn thuộc sông Soài Rạp (xã Long Hòa, Cần Giờ), gặp sóng lớn và bị nhấn chìm.
Ngay khi nhận được tin báo, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 TP.Vũng Tàu đã điều tàu SAR 272 lập tức tổ chức tới hiện trường cứu nạn. Tới 1 giờ 45 lực lượng đã cứu 17 người bị nạn. Đến 4 giờ cùng ngày, đã tìm kiếm tiếp được 4 người bị nạn, nâng tổng số người tìm kiếm được là 21 người.
Ông Huỳnh Cách Mạng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, TP HCM xác nhận tới 11 giờ ngày 3-8, có tất cả 21 người đã được cứu sống, còn 9 người vẫn mất tích. Lực lượng cứu hộ vẫn đang tích cực tìm kiếm.
Bác sĩ Huỳnh Văn Luyến, Phó Giám đốc bệnh viện huyện Cần Giờ cho biết: “Lúc 2 giờ 30 phút bệnh viện tiếp nhận 14 bệnh nhân trong tình trạng nhiễm lạnh, tay chân bị trầy xướt do Bộ đội Biên phòng đưa đến. Hiện tất cả 14 bệnh nhân đang hồi phục nhưng tinh thần còn rất hoảng loạn”.
14 nạn nhân tại Bệnh viện Đa khoa Cần Giờ đều đã xuất viện
Đến 12 giờ cùng ngày, toàn bộ 14 nạn nhân nói trên đều đã xuất viện và được xe của Công ty Cổ phần sản xuất ống thép dầu khí Việt Nam đưa về nhà, trong đó có 1 trường hợp được người nhà đề xuất xin bệnh viện đưa về bệnh viện ở TPHCM để tiếp tục chạy chữa.
Tại bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tàu, 4 nạn nhân gồm hai người Việt và hai vợ chồng có quốc tịch Mỹ John Heinemann và Gloria Heinemann đã qua cơn nguy hiểm.
Danh sách các nạn nhân đi trên tàu bị chìm Những người bị mất tích gồm: 22. Nguyễn Thị Khiêm Hoàng (SN 1993) |
(tiếp tục cập nhật)
Bình luận (0)