* Phóng viên: Hồng Ánh đã trải qua ngày tháng “mất ăn mất ngủ” với dự án Đường đua như thế nào khi lần đầu tiên thử sức ở vai trò giám đốc sản xuất?
“Bà đỡ” cho người trẻ
*Chị có thấy mình liều lĩnh khi quyết định giao “đứa con đầu lòng” đầy tâm huyết cho ê-kíp toàn người trẻ, vốn chưa có nhiều kinh nghiệm?
- Tôi quý trọng tinh thần cầu tiến, hướng đến sự đổi mới của Nguyễn Khắc Huy (đạo diễn phim Đường đua - PV) cũng như tâm huyết mà cậu ấy đã dành cho tác phẩm đầu tay của mình. Chính Đường đua và Huy đã mang đến cho tôi nhiều bài học giá trị về điện ảnh mà có lẽ khó tìm thấy ở nơi khác.
Chọn những người trẻ cho một dự án đầu tay, tôi tôn trọng tài năng và sự sáng tạo hơn là nghĩ đến yếu tố trẻ hay già. Tôi cũng từng là một người trẻ, vất vả đi tìm những cơ hội được thể hiện mình. Trải qua quãng đường dài trong nghề, đến lúc tôi muốn làm một điều lớn hơn. Đó là tạo cơ hội cho người trẻ cũng đồng nghĩa tạo cơ hội cho chính mình. Tôi cũng cần phải học hỏi thêm nhiều để một ngày nào đó hy vọng có tác phẩm đầu tay trong vai trò đạo diễn.
* Hầu hết các nhà sản xuất khi bắt tay vào một dự án phim, họ đều tính đến 2 yếu tố: kinh phí và doanh thu. Hồng Ánh có thấy “phiêu lưu” khi bỏ ra đến 12 tỉ đồng trong thời điểm nhiều phim Việt chưa tạo sức hút với khán giả?
- Tôi thấy mình có mạo hiểm. Nhưng bài toán kinh doanh mà bạn đặt ra, có lẽ chồng tôi - anh Thanh Sơn - sẽ làm tốt hơn. Tôi chỉ biết khi đã lựa chọn, phải làm hết mình cho bộ phim này.
* Dù được giới chuyên môn và báo chí đánh giá cao nhưng Đường đua ra rạp không tạo được sức hút khán giả như mong đợi. Có ý kiến cho rằng: “Thị trường điện ảnh Việt Nam hiện tại không có cơ hội cho những bộ phim nghiêm túc về nghề”, chị thấy sao?
- Tôi lại thấy trên thị trường phim chiếu rạp Việt Nam hiện tại, những phim nghiêm túc có chỗ đứng rất rõ ràng.
* Với kinh nghiệm có được, theo Hồng Ánh, cái khó nhất khi làm phim về đề tài xã hội có yếu tố tội phạm là gì?
- Tất nhiên, không phải khâu kiểm duyệt phim! Tôi nghĩ yếu tố khó nhất, đạo diễn phải hiểu rõ và bám chặt được thể loại tác phẩm mình thể hiện. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng không được sa đà “biểu diễn” bạo lực, hăng say với những mảng màu đen, tối của đời sống mà quên đi tinh thần chính của tác phẩm là phải kể được câu chuyện nhân văn, hướng đến cái tốt đẹp, mang lại giá trị nghệ thuật và cả giáo dục cho người xem.
Luôn hứng khởi với nghề
*Theo Hồng Ánh, diễn viên thành danh chuyển sang làm công việc đạo diễn, nhà sản xuất sẽ trở thành trào lưu trong làng giải trí Việt thời gian tới ?
- Tôi không nghĩ đây là trào lưu vì không phải ai cũng có tố chất để làm đạo diễn, nhà sản xuất. Nó đòi hỏi những phẩm chất khác so với diễn viên. Riêng tôi, dù có làm gì, công việc diễn xuất vẫn quan trọng nhất. Diễn viên chuyển sang làm nhà sản xuất thuận lợi về kinh nghiệm, mối quan hệ nhưng gặp khó ở tố chất. Bởi họ cần gạt bỏ tính nghệ sĩ mới có thể làm tốt vai trò người tổ chức, lãnh đạo.
*Theo chị, khi đặt nghệ thuật cạnh đồng tiền, nghệ thuật có bị xuống cấp?
- Tôi không nghĩ nghệ thuật hay đồng tiền có sức mạnh tự thân của nó. Xuống cấp hay không là do cách người ta làm thôi.
*Khi nhìn lại chặng đường đã qua, Hồng Ánh có hài lòng với những gì đã đạt được?
- Tôi theo nghề 15 năm và thấy mình còn nhiều năng lượng, hứng khởi để tiếp tục với nghệ thuật. Đó là điều mà khi ngẫm nghĩ lại tôi thấy hạnh phúc vô cùng.
* Từ diễn viên chuyển sang làm nhà sản xuất, chị có “đổi tính”?
- Nhiều người nghĩ tôi sẽ mạnh mẽ, cứng rắn hơn khi trở thành nhà sản xuất nhưng thật ra tôi thấy mình ngày càng dịu dàng. Khi càng được là chính mình tôi càng làm việc hiệu quả, mang lại sự thoải mái cho những người xung quanh hơn là trở thành một người khác.
Từ nhỏ, tôi thích tự lập, muốn tự chọn con đường đi riêng mình chứ không thích người khác giúp đỡ hay ỷ lại họ. Đôi khi sự mạnh mẽ chỉ thể hiện ra ngoài một chút để giữ vững tinh thần của mình và mọi người chứ tôi không cứng cỏi lắm đâu. Tôi hay yếu lòng trước nước mắt của người khác.
* Dạo gần đây Hồng Ánh cắt tóc ngắn. Chị thay đổi để làm đẹp hay muốn thể hiện điều gì đó?
- Tôi cắt tóc chỉ vì muốn làm đẹp. Tôi sợ một lúc nào đó soi gương mà thấy mình không có gì mới mẻ theo từng ngày cũng thấy chán chứ nói gì đến người đối diện. Tôi thích sự thoải mái, tự nhiên, luôn muốn thay đổi, làm mới mình từng ngày.
Thời gian luôn là nỗi ám ảnh với phụ nữ khi nét thanh xuân ngày càng mất đi. Mỗi lần quay phim xong, tôi thấy mình đen, gầy đi nhiều và thấy buồn chút ít. Nhưng khi về lại TPHCM, tôi lại chợt vui vì nhận ra bây giờ gầy và đen là mốt.
* Hồng Ánh thường làm gì khi rảnh rỗi?
- Tôi là phụ nữ của gia đình nên thích chăm chút cho tổ ấm của mình như cắm hoa, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn. Ngoài ra, tôi còn có một sở thích khác là thêu tay mà đã lâu không có thời gian thực hiện. Cuối tuần, tôi cũng muốn ra ngoài mua sắm, làm đẹp, cà phê cùng bạn bè.
* Chị quan niệm như thế nào về người phụ nữ thành đạt?
Đoạt nhiều giải thưởng Hồng Ánh tên thật là Phạm Thị Hồng Ánh, sinh năm 1977, tại Trà Vinh. Chị để lại dấu ấn trong lòng khán giả qua nhiều vai diễn trong các phim: Người đẹp Tây Đô, Đời cát, Cầu thang tối, Người đàn bà mộng du, Trái tim bé bỏng, Thung lũng hoang vắng... Tính đến nay, Hồng Ánh đã gặt hái vô số giải thưởng tại các kỳ liên hoan phim cấp quốc gia cũng như quốc tế về diễn xuất. Năm 1999, Hồng Ánh đoạt Giải Mai Vàng với vai Tâm trong phim Cầu thang tối. Năm 2000, cô đoạt giải nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 45 tổ chức ở Hà Nội. Năm 2008, Hồng Ánh là diễn viên Việt Nam đầu tiên đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc tại Liên hoan Phim Quốc tế Dubai với bộ phim Trăng nơi đáy giếng của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn. Ngoài ra, Hồng Ánh còn đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 12, 13, 14, 16 với vai diễn trong các phim Cầu thang tối, Thung lũng hoang vắng, Người đàn bà mộng du, Trăng nơi đáy giếng. |
Bình luận (0)