xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sốt ruột với thực phẩm bẩn

SƠN NHUNG

Theo các chuyên gia, ngộ độc cấp tính giảm nhưng điều đáng lo ngại vẫn là tình trạng ngộ độc mãn tính do các loại hóa chất tích tụ trong cơ thể và sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm khác

Tại hội nghị chuyên đề về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn TP HCM do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ TP tổ chức ngày 7-8, vấn đề làm sao kiểm soát chặt hóa chất độc hại để bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng đã trở thành đề tài “nóng” được các nhà khoa học, chuyên gia bàn luận.

“Nóng” chuyện độc chất

GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP HCM, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP HCM - cho rằng phụ gia thực phẩm hiện nay rất đa dạng, đan xen với hóa chất có khả năng gây độc hại mà người sản xuất, chế biến thực phẩm cố tình hoặc do thiếu hiểu biết đã cho thêm vào nhằm đạt lợi nhuận cao.
img
Phụ gia và các loại hóa chất độc hại bày bán tràn lan ở chợ Kim Biên, TP HCM Ảnh: HỒNG THÚY

Cũng theo GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn, kết quả kiểm tra cho thấy những năm gần đây, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu nhìn chung có chất lượng tốt hơn (nhờ quản lý chặt chẽ, hệ thống phòng kiểm nghiệm ngày càng được tăng cường) nhưng trong nước, ATVSTP hiện đang là vấn đề bức xúc của xã hội: chất độc hại như melamine trong sữa và sản phẩm từ sữa; DEHP dùng làm chất tạo đục; phẩm màu công nghiệp rhodamine B nhuộm hạt dưa, 2,4-diaminoazobenzene nhuộm gà vịt cho có màu vàng tươi, orange II nhuộm thịt quay và thịt xá xíu cho có màu đỏ cam bắt mắt… Và gần đây nhất là tinopal trong bún, bánh hỏi; DEHA trong màng bọc thực phẩm…

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP HCM, cho biết trong 6 tháng đầu năm đã kiểm tra phát hiện 13.526 cơ sở vi phạm, xử lý 5.492 cơ sở, trong đó 32 cơ sở bị đình chỉ hoạt động, 9 cơ sở đình chỉ quảng cáo… GS Trần Đông A cho rằng công tác kiểm tra ATVSTP là vấn đề lớn, cần giám sát thường xuyên, đột xuất bởi thực tế 2-3 nơi quản lý nên rất dễ chồng chéo.

Nhiều kẽ hở, thiếu phối hợp

Kết quả thống kê của ngành y tế cho thấy những năm gần đây, số vụ và số người bị ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố giảm dần theo từng năm. Tuy vậy, theo các chuyên gia, ngộ độc cấp tính giảm nhưng điều đáng lo ngại vẫn là tình trạng ngộ độc mãn tính bởi hóa chất độc hại tích tụ trong cơ thể và sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm khác. Nhiều ý kiến lo ngại hiện không ít loại hóa chất liên tục nhập khẩu không phép qua các cửa khẩu biên giới có chất lượng đáng ngờ, còn phụ gia thực phẩm vẫn bày bán chung với hóa chất dùng cho mục đích khác. Trong khi đó, quản lý nhà nước vẫn chưa có quy định rạch ròi.

“Nhiều phương tiện kiểm nghiệm hiện có trong nước tuy rất hiện đại nhưng vẫn còn một nhược điểm là chủ yếu kiểm soát được các đối tượng nhắm đến chứ chưa cho phép nhận diện các chất lạ khác không nằm trong tầm ngắm” - GS-TS Chu Phạm Ngọc Sơn lo ngại.

Một vấn đề được nhiều đại biểu đề cập là sự chồng chéo trách nhiệm trong hệ thống giám sát ATVSTP hiện nay. Cụ thể, tình trạng nhiều bộ, ngành cùng chịu trách nhiệm về ATVSTP nên dễ tạo những kẽ hở cho vi phạm luật. Việc thiếu phối hợp hài hòa cũng khiến hệ thống kiểm soát ATVSTP không thật sự hiệu quả như mong muốn. Ông Huỳnh Lê Thái Hòa cho rằng cái khó là việc phân công quản lý ATVSTP giữa Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Y tế và Công Thương chưa rõ ràng, các bộ chưa có thông tư liên tịch hướng dẫn triển khai nên công tác quản lý còn nhiều khó khăn. Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, nhấn mạnh công tác kiểm soát ATVSTP nếu không có chuyển biến tích cực từ nhận thức của các nhà sản xuất đồng thời có sự vào cuộc tích cực của cơ quan quản lý thì sẽ khó xoay chuyển...

Theo nhiều đại biểu, một hệ thống quản lý có hiệu quả, bớt chồng chéo, dễ dàng quy trách nhiệm, hướng  mạnh về xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn từ trang trại đến bàn ăn, cộng với một hệ thống kiểm nghiệm có tổ chức tốt, trang thiết bị hiện đại chuyên dùng và đội ngũ giàu kinh nghiệm, năng nổ nhiệt tình, mở rộng thực sự theo hướng xã hội hóa, huy động được tổng lực là chìa khóa góp phần bảo đảm ATVSTP hiện nay.

Vẫn còn 5% mẫu bún nhiễm tinopal

Theo thông tin mới nhất từ Sở Y tế TP HCM cũng như Công ty CP Dịch vụ Khoa học Công nghệ Sắc ký Hải Đăng, kết quả kiểm tra 114 mẫu bún, bánh hỏi từ đầu tháng 8 đến ngày 6-8 cho thấy chỉ có 8 mẫu bị nhiễm chất độc, chiếm 5% trên tổng số mẫu kiểm tra. Trong khi đó, cuối tháng 6, kết quả 100% mẫu kiểm tra có tinopal; trong tháng 7 có 46/146 mẫu kiểm tra nhiễm tinopal (chiếm 31,5%).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo