Sáng 15-8, Ủy ban MTTQ TP HCM tổ chức hội nghị góp ý cho dự thảo Đề án thí điểm xây dựng chính quyền đô thị tại TP HCM.
Hợp lòng dân
GS-BS Trần Đông A nhận định mô hình chính quyền đô thị chỉ còn 2 cấp sẽ giảm bớt các nấc trung gian giữa dân và chính quyền. Các bộ phận giải quyết công vụ sẽ gần dân hơn, chuyên nghiệp hơn; giảm thời gian làm thủ tục hành chính, từ đó giảm chi phí, tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp nói riêng và chất lượng cuộc sống nói chung.
Nguyên đại biểu HĐND TP Đặng Văn Khoa đồng ý về ý tưởng nhưng đề nghị phải nghiên cứu kỹ hơn trong mô hình mới này, người dân sinh sống, sử dụng giấy tờ sao cho tiện lợi.
Thời điểm phù hợp
Tại hội nghị, nhiều đại biểu còn băn khoăn về việc cơ quan hành chính “bàn tay nối dài” về mặt tổ chức Đảng, đoàn thể trong mô hình chính quyền đô thị mới sẽ được tổ chức như thế nào? “Các cơ quan chức năng, mặt trận tổ chức nơi không có chính quyền sẽ được quản lý ra sao, hoạt động như thế nào? Tổ chức bộ máy chính quyền mới phải phù hợp với thể chế chính trị, đoàn thể ra sao?” - Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP HCM, đặt vấn đề.
Phải giữ được địa danh lịch sử Theo dự thảo Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị TP HCM, chính quyền đô thị TP HCM xây dựng theo mô hình chuỗi đô thị, được tổ chức phù hợp với loại đô thị đặc biệt, có 2 cấp là chính quyền TP và chính quyền cấp cơ sở. Ở cấp chính quyền cơ sở sẽ gồm 4 đô thị thành lập mới và các xã, thị trấn còn lại. Bốn đô thị này tạm thời gọi là TP Đông, Nam, Tây, Bắc. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng việc đặt tên là Đông, Nam, Tây, Bắc bằng cách sáp nhập một số địa danh quận, huyện là không nên. “Việc sáp nhập như vậy sẽ làm mất địa danh lịch sử” - GS Nguyễn Ngọc Giao kiến nghị. |
Bình luận (0)