Nhạc sĩ Thế Hiển đệm đàn cho NSƯT Quỳnh Liên hát trong đêm nhạc
Gần 60 văn nghệ sĩ TP HCM đã cùng tham gia hành trình về nguồn lần này với nhiều hoạt động có ý nghĩa tại di tích Thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Đường 9…Chuyến đi kéo dài trong 4 ngày (từ ngày 16 đến ngày 19-8), ngay từ ngày đầu tiên, các văn nghệ sĩ đã cùng nhau tổ chức đêm nhạc tri ân các liệt sĩ sau các hoạt động dâng hương, dâng hoa tại Thành cổ và các nghĩa trang.
Nhạc sĩ Thế Hiển hát hết mình trong ca khúc Lá đỏ
Ca sĩ Hoài Phương - thành viên nhóm Mặt Trời Mới
Nhà văn Bích Ngân đọc bài thơ "Những chiếc gương soi" chính chị viết tặng cho 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc
Có mặt trong chuyến đi này, nhạc sĩ Thế Hiển đã vô cùng bồi hồi khi được trở lại đường Trường Sơn- nơi đã từng khắc dấu nhiều kỷ niệm khó quên với ông trong những hành trình về nguồn sáng tác. Diễn viên Mỹ Uyên lần đầu tiên được thắp hương, thắp nên cho các anh linh liệt sĩ cũng bùi ngùi chia sẻ: “Tôi đã từng thể hiện rất nhiều vai diễn trong những vở kịch về đề tài chiến tranh, cách mạng. Nhiều lúc thấy số phận nhân vật quá bi kịch, tôi nghĩ không biết văn học nghệ thuật có khi nào khai thác quá không nhưng có mặt trên cung đường này, được nghe lại những câu chuyện về hy sinh mất mát của các chiến sĩ, của người dân Quảng Trị mới thấy mất mát đau thương của chiến tranh là vô hạn”.
Diễn viên Mỹ Uyên thắp nên tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
Dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị
Tác nghiệp tại nghĩa trang liệt sĩ Đường 9
Trong đêm nhạc bên nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nhạc sĩ Thế Hiển đã hát bằng tất cả tấm lòng, tình cảm của mình dành cho Quảng Trị. Các nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, Nguyễn Văn Hiên, Huỳnh Lợi, Phạm Hoàn Long, ca sĩ Hoài Phương, NSƯT Quỳnh Liên, nhà văn Trầm Hương, nhà văn Bích Ngân… đã cùng nhau thể hiện những ca khúc, những bài thơ hào hùng, ý nghĩa về Trường Sơn huyền thoại.
Chiều 17-8, các văn nghệ sĩ tiếp tục dâng hương, thả hoa đăng bên dòng sông Thạch Hãn – nơi đã ghi dấu ký ức đẩm máu hào hùng của 81 ngày đêm tranh đấu giữ vững Thành cổ của các chiến sĩ kiên trung, bất khuất. Dòng sông này cũng đã đi vào tác phẩm điện ảnh Mùi cỏ cháy, và mãi mãi còn lại với thời gian là những dòng thơ của nhà thơ Lê Bá Dương:
"Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm...'
Bình luận (0)