xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề án thí điểm chính quyền đô thị: Người dân là trung tâm

Bài và ảnh: QUÝ HIỀN

Mô hình chính quyền đô thị lấy người dân làm trung tâm để đưa ra những thiết kế mới nhằm phục vụ dân tốt hơn

HÐND TP HCM ngày 26-8 đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến đại biểu (ÐB) HÐND TP về Ðề án thí điểm chính quyền đô thị.

img
Ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM (giữa) - trao đổi với các đại biểu HÐND về đề án thí điểm chính quyền đô thị

Sẽ có sự xáo trộn lớn

ÐB Bùi Hòa An, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, cho rằng đề án chưa làm rõ những thay đổi về địa giới hành chính, công tác quy hoạch khi thành lập 4 TP mới. Theo đề án này thì huyện Nhà Bè sẽ thuộc TP Nam mà hiện nay thiết kế đô thị (gồm 3 yếu tố quy hoạch xã hội, sử dụng đất, phát triển đô thị) của huyện Nhà Bè đã được phê duyệt. Do đó, khi quận 7, huyện Nhà Bè sáp nhập lại thì sẽ ảnh hưởng đến công tác duyệt quy hoạch ra sao; việc tổ chức lại địa giới hành chính ảnh hưởng đến việc thay đổi giấy khai sinh, hộ khẩu như thế nào...?

ÐB Lâm Ðình Chiến, Chánh Thanh tra TP HCM, đề nghị TP nên lấy ý kiến của nhân dân về đề án để tạo sự đồng thuận cao. Theo ÐB Chiến, có 2 vấn đề mà ban soạn thảo đề án cần làm rõ: Một là đánh giá ưu điểm mô hình chính quyền hiện nay cũng như hạn chế, bất cập, qua đó xem xét cần đưa điểm tích cực nào vào đề án mới; hai là nói rõ mục đích xây dựng đề án của mô hình mới cũng như người dân được hưởng lợi gì?

Người dân được hưởng dịch vụ công tốt hơn

Ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TP, đã thông tin để làm rõ thêm một số thắc mắc của ÐB, dư luận về mục đích của đề án thí điểm cũng như lợi ích mà đề án mang lại cho người dân. Ông Lắm cho biết mô hình chính quyền đô thị sẽ có tác động như sau: Các xáo trộn do tổ chức lại bộ máy quản lý, sắp xếp nhân sự, điều chỉnh địa giới hành chính; việc tinh gọn bộ máy dẫn đến tác động theo 2 hướng: Hướng tích cực - bộ máy thu gọn sẽ quy rõ đầu mối trách nhiệm, trở nên năng động, có điều kiện tiếp nhận người mới để trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
 
Hướng tiêu cực - giảm cán bộ công chức sẽ tác động đến tâm lý, một bộ phận có thể không ủng hộ những cải cách lớn; sự bất tiện ban đầu của người dân do phải thích nghi với các thiết kế mới về bộ máy tổ chức quản lý, về địa giới hành chính và những quy định về chính sách…

Về tác động xã hội, ông Lắm khẳng định mô hình chính quyền đô thị lấy người dân làm trung tâm để đưa ra những thiết kế mới nhằm phục vụ dân tốt hơn.

Tuy nhiên, ông Lắm cũng cho biết nếu một số đề xuất về các khoản thu và điều tiết đặc thù đối với đô thị lớn như TP HCM được chấp nhận, có khả năng người dân sinh sống trên địa bàn TP sẽ phải tăng các khoản đóng góp hợp lý (phí, lệ phí, một số sắc thuế liên quan đến bất động sản) nhưng ngược lại sẽ được hưởng dịch vụ công ích của đô thị tốt hơn.

Không gọi người đứng đầu là thị trưởng

Theo ông Trương Văn Lắm, sau nhiều hội nghị góp ý, ban soạn thảo đề án đã tiếp thu, chỉnh sửa một số nội dung có liên quan, trong đó có nội dung thay đổi tên gọi người đứng đầu TP sao cho phù hợp.

Ông Lắm cho biết đề án đã bỏ tên gọi "thị trưởng" đối với người đứng đầu 4 TP (nội dung đề án tạm đặt tên là các TP Ðông, Tây, Nam, Bắc) trực thuộc chính quyền TP HCM. "Nếu cấp chính quyền nào có tổ chức HÐND thì người đứng đầu chính quyền được gọi là chủ tịch UBND; cấp chính quyền không có tổ chức HÐND thì người đứng đầu được gọi là chủ tịch Ủy ban Hành chính" - ông Lắm nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo