xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh": Sai lầm và ngộ nhận

THANH THƯ

Trong bài viết “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh”, được mạng bauxite Việt Nam và nhiều hãng thông tấn nước ngoài đưa tin, bình luận, người đọc dễ nhận thấy những sai lầm, ngộ nhận về tư tưởng, chính trị và pháp lý của ông Lê Hiếu Đằng

Thật ra, trong những năm qua, do tình hình khó khăn về kinh tế và những vấn đề phức tạp trong việc bảo vệ chủ quyền biển Ðông, đặc biệt là tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã tạo ra những bức xúc về tâm tư, tình cảm trong nhân dân; nhất là những cán bộ đã từng trải qua những thời kỳ cách mạng đầy khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên, bài viết của ông Lê Hiếu Ðằng là một trường hợp đáng tiếc.

img
Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, đất nước từng bước phát triển, ấm no.
Trong ảnh: Người dân dạo chơi tại đường hoa Nguyễn Huệ, TP HCM trong dịp Tết Nguyên đán Ảnh: Hồng Thúy

Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn còn nguyên giá trị

Về tư tưởng, lẽ ra là một cán bộ lâu năm của Ðảng, trải qua nhiều trọng trách, ông Lê Hiếu Ðằng cần và có thể chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà Ðảng và dân tộc phải đối diện. Không ít các đồng chí, cán bộ lão thành của Ðảng trong quá trình công tác của mình cũng từng là những người phải chịu hậu quả từ những sai lầm của Ðảng mà trong bài viết ngắn này tác giả không có điều kiện đề cập. Với những hiểu biết của tôi, tuổi thanh niên và những năm đi theo cách mạng cho đến ngày nay của ông Lê Hiếu Ðằng là một con đường bằng phẳng.
 
Người ta rất khó hiểu vì sao một giảng viên lý luận mà lại nhận định dễ dãi: "Hiện nay xu hướng chạy theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội đã lạc điệu, không còn phù hợp nữa và đã sụp đổ tại quê hương Xô viết". Ðánh giá một học thuyết có tầm vóc như chủ nghĩa Mác - Lênin mà chỉ dựa vào một vài sự kiện, một giai đoạn lịch sử nào đó để phủ nhận nó thì không thể là tư duy đúng đắn của một nhà khoa học, chính trị.
 
Ông Lê Hiếu Ðằng không biết rằng trong khi các nước XHCN theo mô hình cũ đã sụp đổ thì chính học thuyết này lại đang được tập trung nghiên cứu như là một giải pháp cho sự bế tắc ở các nước tư bản phát triển. Ðồng thời, những nước XHCN như Việt Nam, Trung Quốc cũng đang nghiên cứu, vận dụng và phát triển học thuyết đó để hội nhập với cộng đồng quốc tế và nền văn minh chung của nhân loại. Theo điều tra của hãng BBC với câu hỏi "Nhà tư tưởng lớn nhất trong thế kỷ XX là ai?", kết quả thu được đứng đầu là Mác, tiếp đó nhà vật lý Einstein và những thiên tài khác.
 
Về chính trị, trong bài viết, ông Lê Hiếu Ðằng cho rằng con đường phát triển nền dân chủ XHCN chỉ có thể là đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Ðây là luận điểm của các thế lực thù địch và hoàn toàn sai trái. Luận điểm này chưa bao giờ được thực tiễn xác nhận. Lịch sử đã chứng minh rằng mỗi một chế độ chỉ có một lực lượng chính trị cầm quyền. Mục tiêu cuối cùng của các đảng đối lập là lật đổ vai trò lãnh đạo của lực lượng cầm quyền, mà cụ thể là đảng lãnh đạo, cầm quyền của nhà nước và xã hội đó.
 
Những ai từng nghiên cứu về các sự kiện chính trị đều nhận thấy những luận điểm của ông Lê Hiếu Ðằng về Myanmar và Campuchia là không có tính thuyết phục. Không phủ nhận rằng để bảo đảm và thực hiện nền dân chủ của mình thì đảng chính trị cầm quyền luôn luôn tìm những thể chế để thu hút sự ủng hộ của nhân dân bằng các tổ chức xã hội. Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Ðảng Dân chủ và Ðảng Xã hội chưa bao giờ là lực lượng đối lập với Ðảng Cộng sản Việt Nam. Trên thực tế, 2 đảng này cũng là tổ chức đi theo con đường lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.
 
Tóm lại, kêu gọi thành lập Ðảng Dân chủ Xã hội trên thực tế là khuyến khích những lực lượng chính trị chống đối sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Suy cho cùng, về khách quan là nhằm phá hoại chế độ XHCN, nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - thành quả của cách mạng mà bao thế hệ cha ông ta đã hy sinh xương máu hơn một nửa thế kỷ qua tạo dựng nên.

Phải thượng tôn pháp luật

Về mặt pháp lý, ông Lê Hiếu Ðằng cho rằng: "Chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Ðảng chứ chưa có một văn bản nào cấm điều này". Ðồng thời, theo ông Lê Hiếu Ðằng: "Những hành động ôn hòa, bất bạo động" là không vi phạm pháp luật. Sai lầm của ông Lê Hiếu Ðằng ở đây là vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đã được ghi trong điều 4 Hiến pháp.
 
Ðiều đó có nghĩa khẳng vai trò lãnh đạo, cầm quyền duy nhất của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Lẽ ra ông Lê Hiếu Ðằng nên hiểu rằng nếu muốn thành lập một đảng chính trị ở Việt Nam thì nhất thiết phải dựa trên những quy định của pháp luật. Còn hành động "ôn hòa, bất bạo động" cũng không chứng minh rằng đó là những hành vi không vi phạm pháp luật, chẳng hạn, điều 88 Bộ Luật Hình sự quy định: "Tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam".

Thực tiễn chính trị trên thế giới cho thấy khởi đầu những xung đột vũ trang, bạo loạn xã hội đều bằng những hành động "ôn hòa, bất bạo động". Tất nhiên, không phải tất cả những hành động ôn hòa, bất bạo động là vi phạm pháp luật. Chỉ những hành động ôn hòa, bất bạo động nào mà khuyến khích chống phá Ðảng, nhà nước thì mới là hành vi phạm pháp. Không phủ nhận xã hội ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng những suy nghĩ, việc làm của ông Lê Hiếu Ðằng chẳng những không phải là những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, thách thức đó mà càng làm cho đời sống chính trị, xã hội thêm phức tạp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo