xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quy DN nhà nước về một mối?

THẾ DŨNG

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thành lập một cơ quan đại diện toàn bộ khu vực doanh nghiệp nhà nước nhưng có nhiều ý kiến lo ngại đầu mối này làm không xuể vì số loại hình doanh nghiệp quá đông

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ diễn ra trong 2 ngày 27 và 28-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu thời gian tới phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức 5,3%-5,4%; đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát như đã đề ra (khoảng 7%); kiểm soát chặt chẽ tỉ giá; tiếp tục rà soát, điều hành lãi suất phù hợp với chiều hướng giảm của lạm phát; thực hiện quyết liệt các biện pháp tăng cường quản lý thu chi ngân sách nhà nước; không thay đổi tổng mức dự toán thu chi; giữ bội chi ngân sách 4,8% GDP như đã được thông qua...

Lập ủy ban quản lý, giám sát doanh nghiệp

Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và cho ý kiến về tờ trình đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN)” do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh trình bày.

Theo đề án, có 2 phương án về mô hình quản lý DNNN. Phương án 1 là thành lập Ủy ban Quản lý, giám sát DNNN thuộc Chính phủ. Phương án 2 là bộ quản lý ngành thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích trực thuộc. Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các DNNN còn lại.

img
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu làm rõ quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý DNNN
bởi đơn vị này lập ra còn thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao chứ không thuần túy kinh doanh có lãi. Ảnh: NHẬT BẮC

Bộ KH-ĐT bày tỏ quan điểm lựa chọn phương án 1 do có nhiều ưu điểm, khắc phục được những hạn chế của việc chưa tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu. Song với phương án này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đề nghị nhà nước chỉ nên quản lý các tổng công ty, tập đoàn lớn. Các DNNN sản xuất vũ khí, khí tài thì vẫn do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ sở hữu và quản lý. Còn các DNNN nhỏ thì đẩy nhanh cổ phần hóa, số DN công ích giao lại cho các địa phương quản lý.

Không quản nổi

Bộ KH-ĐT nhìn nhận phương án thành lập ngay một cơ quan làm đầu mối thực hiện chức năng đại diện đối với toàn bộ khu vực DNNN là không khả thi. Lý do là hiện nay, số DNNN còn lớn (1.284 DN do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ và trên 1.200 DN khác có cổ phần, góp vốn chi phối của nhà nước).

Góp ý cho đề án, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đồng ý về mặt nguyên tắc nên tách quản lý Nhà nước và chủ sở hữu đối với DNNN. Tuy nhiên, ông Bình lưu ý cần thận trọng vì còn phụ thuộc yếu tố lịch sử, cách vận hành của nền kinh tế. Nếu chuyển nhanh quá sẽ nảy sinh vấn đề như SCIC - nhận hàng loạt rồi quản không nổi phải trả về cho địa phương.

Ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh việc NHNN không tham gia chủ sở hữu các ngân hàng thương mại quốc doanh thì cũng không được. Bởi, ngoài chức năng thành viên Chính phủ, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ngân hàng thì NHNN còn là mô hình Ngân hàng Trung ương - ngân hàng “mẹ” - mà lại không sở hữu “con” là không được. “Đề nghị NHNN không nằm trong diện này” - ông nói.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng quan điểm để DNNN ra “ở riêng” nhưng ông băn khoăn việc đưa về một bộ quản lý là quá tải.

Tại phiên họp, hầu hết thành viên Chính phủ tán thành việc xây dựng một chương về DNNN trong Luật DN thay vì xây dựng Luật DNNN để đảm bảo sự bình đẳng với các DN còn lại và thống nhất thể chế quản lý.

Kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý việc tách quản lý nhà nước với quản lý của chủ sở hữu đối với DNNN. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu ban soạn thảo cần có tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện theo Nghị định 99/CP, nếu điểm nào chưa ổn thì bổ sung để trước mắt tiếp tục thực hiện nhằm có thời gian nghiên cứu hoàn thiện đề án.

“Đề án phải làm rõ quyền quản lý nhà nước, chủ sở hữu tới đâu… DN sử dụng vốn thì ông chủ DN quyền tới đâu, bộ chủ quản chỗ nào, Bộ Tài chính vai trò ra sao bởi DNNN lập ra còn thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao chứ không thuần tuý kinh doanh có lãi” - Thủ tướng gợi ý.

Về thể chế quản lý DNNN, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp cùng Bộ KH-ĐT chủ trì, phối hợp các bộ xây dựng quy định.

20% DNNN hòa vốn, thua lỗ

Theo Bộ KH-ĐT, vốn nhà nước ở tập đoàn kinh tế và DNNN năm 2012 đạt 735.293 tỉ đồng, tăng 12% so với năm 2010. Phần lớn DNNN có lãi. Số DNNN thua lỗ và hòa vốn là 20%. DNNN hiện chiếm trên 85% sản lượng điện, xăng dầu, 90% dịch vụ viễn thông, 98% vận tải hàng không nội địa, 56% dịch vụ tài chính, tín dụng, 70% lượng gạo xuất khẩu, trên 80% phân hóa học..., đóng trên 30% tổng thu ngân sách, 33% tăng trưởng kinh tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo