xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khi Anh không kề vai với Mỹ

CAO TUẤN

Mỹ và Pháp thật sự ở trên một con thuyền, có cùng khó khăn. Đây là khó khăn về lòng tin và vị trí của phương Tây trên thế giới

Trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, Pháp từ chối tham gia liên quân do Mỹ đứng đầu chống Saddam Hussein, trong khi Anh, như thường lệ, đã chiến đấu mạnh mẽ bên cạnh người Mỹ. Nhiều người Mỹ lúc đó đã chế nhạo Pháp là “những chú khỉ đầu hàng ăn phô mai”.
Tuy nhiên, 10 năm sau, Pháp lại thúc hối hành động quân sự ở Syria và sẵn lòng chiến đấu cùng với Mỹ. Trong khi đó, Anh - với sự thay đổi lập trường gây choáng váng sau một cuộc bỏ phiếu đêm thứ năm vừa qua tại quốc hội - sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào, trở thành nước đứng bên lề cuộc chiến Syria.

Kết quả bỏ phiếu thật kỳ lạ bởi trong những ngày “nhiệt độ” chiến tranh tăng lên, Thủ tướng Anh David Cameron đã cùng với Tổng thống Pháp François Hollande mạnh mẽ thúc giục Tổng thống Mỹ Barack Obama hành động táo bạo hơn ở Syria, trong đó đề nghị cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy, xem xét lập một vùng cấm bay và đánh mạnh để hồi đáp việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học.

img
Các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc có thể công bố kết quả trong 2 tuần nữa Ảnh: REUTERS

“Rõ ràng chúng ta và Pháp đang hối thúc ông Obama vũ trang cho lực lượng đối lập, dỡ bỏ cấm vận và tấn công đáp trả đó thôi. Về vấn đề này, Anh không phải là chú chó xù mà là con chó dữ của ông Obama” - Robin Niblett, Giám đốc Chatam House, Viện Các vấn đề quốc tế Hoàng gia Anh, ví von.

Trong khi đó, Vincent Desportes, tướng Pháp về hưu và là cựu giám đốc Học viện Quân đội Pháp Ecole de Guerre, nhận xét: “Mỹ và Pháp thật sự ở trên một con thuyền, có cùng khó khăn.Đây là khó khăn về lòng tin và vị trí của phương Tây trên thế giới”. Theo ông, đây là cơ hội để Pháp nói với người Mỹ rằng “chúng tôi đã không ở bên cạnh các bạn tại Iraq bởi không chắc chắn nhưng bây giờ chúng tôi đồng hành với các bạn vì chúng tôi tin”.

Tuy nhiên, theo tướng Pháp về hưu, Anh đã làm giảm sút tư thế và sự đáng tin của họ. Trong khi Pháp đang tái xác nhận lời khẳng định họ là cường quốc thế giới thì dường như Anh lại đi những bước thụt lùi.

Hiển nhiên, Syria không phải là Iraq. Như Tổng thống Obama và các lãnh đạo phương Tây nhấn mạnh, mọi hành động quân sự chống chính phủ và quân đội của Bashar al-Assad sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, mang tính chất trừng phạt và nhằm ngăn chặn, không cho ông dùng đến bất cứ vũ khí hóa học nào nữa. Các cuộc tấn công gần như chắc chắn dựa vào tên lửa hành trình, sẽ không dùng đến bộ binh và không nhằm truất phế ông Assad.

Sự thay đổi lập trường của Anh, Pháp đặt ra những câu hỏi về khả năng liệu bức tranh chiến lược châu Âu đã thay đổi, nhất là sau khi cả Anh và Pháp đi tiên phong trong cuộc chiến Libya năm 2011 và Pháp gánh vác sứ mệnh chống Al-Qaeda ở vùng đất thuộc địa cũ là Mali trong năm nay? Theo ông Niblett, câu trả lời là không đối với Pháp nhưng ít rõ ràng hơn đối với Anh. “Nếu có một nơi trên thế giới mà Pháp sẽ đi cùng với Mỹ thì đó là Syria, một lãnh thổ ủy trị cũ của Pháp nằm cạnh Lebanon” - ông nhận định.

Với Anh, ông Niblett nhận xét việc ông Cameron bị đánh bại trong cuộc bỏ phiếu cho thấy nỗi ám ảnh về vết sẹo sâu từ Afghanistan và Iraq, nơi các lực lượng Anh có vai trò chính và họ đã chiến đấu cam go. Người Anh không muốn có thêm vết sẹo như thế ở ở Trung Đông.

Với quyết định không kề vai với Mỹ, nước Anh sẽ khiến các nhà ngoại giao của họ khó ăn nói ở Washington. Quyết định của London cũng có thể làm cho nhiều thứ trở nên khó khăn hơn đối với cả Tổng thống Hollande, đặc biệt là áp lực từ trong nước.

Mỹ ráo riết chuẩn bị tấn công Syria

Các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc đã rời khỏi khách sạn ở Damascus sau khi kết thúc cuộc điều tra chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học.

Một số nhân chứng cho biết nhóm thanh sát viên đã rời khách sạn ở Damascus vào sáng 31-8 và đi vào con đường cao tốc dẫn tới nước láng giềng Lebanon, sau khi đã thu thập bằng chứng cần thiết. Việc các thanh sát viên rút khỏi Syria đang làm dấy lên những đồn đoán về khả năng xảy ra một cuộc tấn công quân sự quốc tế nhằm vào chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon hôm 30-8 nói với các thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an rằng kết quả cuối cùng có thể có sau 2 tuần nữa.

Về phần mình, hôm 30-8, Mỹ công bố bằng chứng về điều mà họ gọi là chính phủ Syria đã dùng vũ khí hóa học chống lại dân thường vài lần trong năm vừa qua. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết thông tin tình báo cho thấy chế độ Assad đã chuẩn bị vài ngày cho vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21-8. Trong khi đó, Syria nói các bằng chứng Mỹ trưng ra là ngụy tạo.

Theo hãng tin Reuters, ông Obama cho biết Mỹ vẫn đang lên kế hoạch cho một phản ứng quân sự hạn chế và phù hợp. Đến nay, Mỹ đã bố trí chiếc tàu chiến thứ 6 của nước này tại khu vực Đông Địa Trung Hải, gần với 5 tàu khu trục có trang bị tên lửa hành trình và có thể sớm trực tiếp tham gia tấn công Syria.

Trước tình thế hiện tại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho rằng bất cứ hành động quân sự nào của Mỹ chống lại Syria đều vi phạm luật pháp quốc tế, ngay cả khi đó là hành động có quy mô giới hạn. Trong khi đó, Tổng thống Pháp François Hollande tuyên bố một cuộc không kích Syria có thể diễn ra vào ngày 4-9 và việc Quốc hội Anh không cho phép chính quyền nước này tham gia vào cuộc chiến Syria không ảnh hưởng đến lập trường của Pháp.
Huệ Bình

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo