Theo quy định của Bộ Công an, cá nhân, tổ chức đang quản lý, sử dụng xe mang biển kiểm soát (BKS) nước ngoài và ngoại giao (gọi chung là ngoại giao) không đúng quy định phải làm thủ tục thu hồi giấy đăng ký, BKS và sang tên, đổi chủ. Trường hợp không làm thủ tục, khi bị phát hiện sẽ bị thu giữ xe.
Chưa xác định được mức thuế trước bạ
Không nên có ngoại lệ
Một chủ salon ô tô ở Hà Nội cho rằng nếu thu phí trước bạ 2% đối với tất cả xe BKS ngoại giao đăng ký lại là không công bằng. Khi xe đã được bán lại ra thị trường thì người thụ hưởng không còn là đối tượng được miễn trừ nên phải chịu mức thuế đăng ký lần đầu như đối với những chủ xe khác. Vì đa số xe BKS ngoại giao chuyển nhượng đều là xe siêu sang nên có giá trị rất lớn, nếu mức phí trước bạ thấp sẽ làm mất nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ví dụ, một chiếc xe BKS ngoại giao có giá trị 2 tỉ đồng thì đăng ký lần đầu có mức phí trước bạ phải nộp là 200 triệu đồng (10% giá trị xe). Nhưng nếu được coi là đăng ký lần 2 thì mức phí trước bạ phải nộp chỉ 40 triệu đồng (2%). Người mua xe BKS ngoại giao trước đây vốn đã được hưởng lợi rất nhiều từ chính sách thuế so với người mua xe lắp ráp trong nước hoặc xe nhập khẩu, nay trong quá trình xử lý rốt ráo, xe "núp bóng" BKS ngoại giao lại tiếp tục được hưởng lợi trong chính sách phí trước bạ, như vậy là bất công.
Cả nước có 4.366 xe ngoại giao Số liệu của ngành tài chính cho thấy tính từ năm 1988 đến hết tháng 5-2012, cả nước có 4.366 xe ngoại giao. Trong đó, 230 xe đã làm thủ tục tái xuất, 1.758 xe đã làm thủ tục chuyển nhượng hoặc tiêu hủy, còn lại 2.378 xe chưa hoàn tất thủ tục và ước tính có khoảng 1.200 chiếc sử dụng sai mục đích. Trong đợt tổng kiểm tra, xử lý xe có BKS ngoại giao mới đây, Cục Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt đã phát hiện 317 xe mang BKS ngoại giao, BKS nước ngoài không đúng quy định. Phần lớn số xe này có đăng ký hết hạn, chưa làm thủ tục gia hạn hoặc thu hồi đăng ký, BKS theo quy định của pháp luật. |
Bình luận (0)