"Mọi cá nhân, tổ chức vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật ở nước ngoài đều phải bị xử lý nghiêm. Sẽ không có chuyện anh muốn ra nước ngoài làm gì thì làm, khi vi phạm bị trục xuất về nước thì vẫn cứ đường hoàng như không có chuyện gì...". Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho biết như thế trước việc Chính phủ vừa ban hành Nghị định 95/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
6 năm, không phạt được ai
Đáng nói là dù mức phạt không cao nhưng gần 6 năm qua, các cơ quan thẩm quyền, chính quyền các cấp vẫn chưa xử phạt trường hợp nào. Ông Nguyễn Thanh Hòa thừa nhận: "Đúng là Nghị định 144/CP chưa phát huy hiệu quả, thiếu tính răn đe. Nguyên nhân là do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương và cả doanh nghiệp (DN) XKLĐ".
Trên thực tế, theo Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, trong số khoảng 170 DN XKLĐ, DN nào cũng có lao động bỏ trốn ở nước ngoài; nơi ít thì một hoặc vài phần trăm, nơi cao lên đến 20%... Tuy nhiên, do không bị xử phạt nên thời gian qua, NLĐ vẫn ngang nhiên vi phạm hợp đồng, vi phạp pháp luật ở nước ngoài. Cũng vì lý do này, ở hầu hết các thị trường, nhất là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nước Trung Đông, tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn rất nhiều. Sau một thời gian làm việc bất hợp pháp, để được về nước, họ tìm cách ra trình diện với cảnh sát, đóng tiền phạt là... "được trục xuất" về.
Không thể đùa với pháp luật!
Ông Tống Thanh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Châu Hưng, cho rằng chính việc xử lý vi phạm thiếu hiệu quả dẫn đến tình trạng lao động bỏ trốn gia tăng. Do đó, rất cần có biện pháp xử lý mạnh tay hơn. Tuy nhiên, theo ông Tùng, để tránh tình trạng luật có như không, cần phải có cơ chế, gắn kết trách nhiệm, phối hợp xử lý vi phạm giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương. "Không thể để NLĐ vi phạm về nước muốn làm gì thì làm, thiệt hại chỉ có DN gánh chịu" - ông Tùng nhấn mạnh.
Bàn về Nghị định 95/CP, ông Nguyễn Thanh Hòa khẳng định: "Cái giá phải trả cho việc lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc là quá lớn. Thời gian qua, Bộ LĐ-TB-XH và các bộ, ngành, chính quyền địa phương cùng vào cuộc, ra sức tuyên truyền, vận động NLĐ nâng cao ý thức tuân thủ hợp đồng, pháp luật nhưng chưa ăn thua. Chỉ có xử lý thật nghiêm bằng biện pháp kinh tế mới mong ngăn ngừa, hạn chế NLĐ vi phạm".
Tăng mức phạt doanh nghiệp vi phạm Kể từ khi Nghị định 144/CP ban hành đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã xử phạt vi phạm hành chính trên 200 lượt DN vi phạm. Theo Nghị định 95/CP, mức phạt đối với DN cũng tăng hơn nhiều so với trước. Cụ thể, mức phạt tiền tối đa tăng lên 40-200 triệu đồng. Trong đó, các vi phạm bị phạt ở mức tối đa là mượn và cho mượn giấy phép; không hoàn trả các khoản chi phí sau khi không đưa được NLĐ ra nước ngoài; thu, quản lý, sử dụng tiền ký quỹ của NLĐ không đúng quy định; lợi dụng tuyển chọn, đào tạo, thu tiền và đưa NLĐ ra nước ngoài trái quy định. |
Bình luận (0)