xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính sách học phí phải dựa trên mức sống

HUY LÂN thực hiện

Trước khi nghĩ đến việc tăng học phí, cần thực hiện tốt việc quản lý tốt nguồn ngân sách

. Phóng viên: Quan điểm của ông như thế nào về việc Bộ GD-ĐT sẽ trình Chính phủ đề án học phí mới trong thời gian tới?

- TS Hồ Thiệu Hùng: Bây giờ đặt câu hỏi về việc tài chính cho giáo dục thừa hay thiếu, thiếu bao nhiêu tôi e rằng khó có câu trả lời chính xác vì thiếu thông tin, số liệu cơ bản. Tôi đề nghị trước khi Bộ GD-ĐT trình đề án học phí mới lên Thủ tướng Chính phủ thì phải công khai tất cả các nguồn tài chính để dân biết, cùng bàn lối ra và ít nhất cũng thông cảm với những khó khăn mà ngành giáo dục đang gặp phải. Nếu chỉ đưa ra đề án nhưng không biết xây dựng từ giả thuyết nào thì sẽ khó thuyết phục được lòng dân.

imgHiện nay, ở TPHCM và nhiều địa phương khác, ngoài khoản đóng góp học phí theo quy định, học sinh còn phải đóng hàng chục khoản khác. Những khoản này không được gọi là học phí. Rất tiếc là gần đây không có điều tra nào về đóng góp của học sinh nhưng tôi biết rằng các khoản không gọi là học phí này, nếu lùi về những năm trước, thì số tiền lớn gấp nhiều lần so với học phí. Tôi sợ rằng bộ không nắm được các khoản thu này nên không biết được người dân đóng góp bao nhiêu. Nếu học phí tăng, nhà trường bắt học sinh đóng thêm các khoản này, khoản khác thì khổ cho học sinh lắm! Tôi đề nghị đóng góp của học sinh phải thực hiện đóng một chỗ, tính một gói, ghi sổ rõ ràng và coi là học phí.

. Theo ông, xây dựng chính sách học phí như thế nào là hợp lý?

- Không cào bằng vùng, miền; không cào bằng thu nhập trung bình. Tôi mới đọc một tài liệu có nói ở TPHCM, thu nhập bình quân 1,55 triệu đồng/tháng và học phí chiếm 4,5% thì vấn đề tôi muốn nói đây chỉ là thu nhập theo thống kê. Nhưng thực tế, có những người có thu nhập cao hơn rất nhiều lần, cũng có nhiều người rất thấp, như vậy số tiền phải đóng như nhau là không ổn. Cho nên tôi đề nghị phải tính 5 mức thu nhập của địa phương. Có thể chia thành phần dân cư thành 5 loại: rất nghèo, nghèo, đủ ăn, khá và giàu. Khi xây dựng chính sách học phí phải dựa vào mức sống trung bình, nghèo, rất nghèo, để lấy đó làm mức thu nhập rồi trên cơ sở đó tính toán tỉ lệ phải đóng học phí. Lấy ví dụ có một người ăn một con gà và một người không ăn con gà nào nhưng tính bình quân mỗi người ăn1/2 con gà... là không đúng về bản chất. Như vậy, học phí phải có sự phân hóa theo vùng miền, thu nhập và phân hóa theo loại hình trường. Ngoài đóng góp của học sinh và ngân sách Nhà nước thì xã hội hóa giáo dục cũng cần được đẩy mạnh.

Đề án học phí rất quan trọng nhưng không có nghĩa là có học phí mới thì thu nhập của giáo viên sẽ tăng và chất lượng giáo dục được nâng lên. Xét thực trạng giáo dục hiện nay, theo tôi, vấn đề cần đặt ra quan trọng hơn đề án học phí mới là cải cách ngành sư phạm và chọn lựa giáo viên có nhiệt tình, tâm huyết. Mấy năm nay, ngành giáo dục đã làm được việc là chọn người tài nhưng chưa chọn được người có tâm huyết.

. Ngoài ra, theo ông, còn cách nào để tăng nguồn lực tài chính cho giáo dục?

- Với con số chung là ngân sách Nhà nước trích 20% cho giáo dục và mỗi năm tăng 6.000 đến 7.000 tỉ đồng thì tôi cho rằng không đáp ứng được nhu cầu phải có cho giáo dục, nhất là muốn nền giáo dục phải có chất lượng. Để tạo nguồn tài chính cho giáo dục, ngoài việc Nhà nước phải tăng đầu tư thì quản lý nguồn ngân sách từ Trung ương đến địa phương vô cùng quan trọng. Tôi được biết, có những địa phương chi 50% ngân sách cho giáo dục nhưng việc quản lý như thế nào, liệu có chi đúng, chi đủ hay không thì còn rất mù mờ.

Từng làm giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM nên tôi biết ngân sách cho giáo dục ở TP không phải chỉ do sở quản lý mà còn thể hiện qua những hoạt động khác cũng được xem là giáo dục như bồi dưỡng, đào tạo cán bộ. Những cái này nằm ngoài phạm vi quản lý của sở. Tôi cho rằng phải tập trung về một mối và quản lý chặt, nếu không sẽ dễ có chuyện lách qua lách lại gây thất thoát.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo