xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bạo lực học đường: Nỗi lo của phụ huynh và học sinh

Theo Công An TP.HCM

Hành động kỳ quặc của một cô giáo trẻ: dùng dao giáo dục học sinh Nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra gần đây đã dấy lên sự lo ngại cho cả phụ huynh và học sinh. Học sinh cùng trường đâm chém nhau, đánh nhau chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ. Thỉnh thoảng giáo viên hành hung, đánh đập học sinh dã man, đã tạo ra những suy nghĩ không tốt về những “kỹ sư tâm hồn”.

Thấy ghét là...đánh!

Mới đi làm về nhà, chị N.M.Chinh, ngụ Gò Vấp, hốt hoảng khi thấy trên cánh tay trái của cô con gái mới học lớp 8 của mình bầm tím một cục rất lớn. Tưởng con bị té, chị lấy dầu xoa cho con. Vừa xoa dầu, chị Chinh vừa hỏi con bị té làm sao mà ra nông nỗi này thì cô bé nhất quyết không nói, cứ đòi mẹ xin chuyển đi trường khác. Dò hỏi mãi con bé mới cho biết bị bạn học cùng trường đánh khi vừa tan học ra khỏi cổng trường vài bước. Nguyên nhân cô bé này bị đàn chị lớp trên đánh là vì thấy cô bé nhí nhảnh nhảy nhót trong các buổi sinh hoạt văn nghệ của trường nên thấy ghét. Chị Chinh đã báo việc này với nhà trường nhờ can thiệp, nhưng bên cạnh đó, hằng ngày, vợ chồng chị phải thay phiên nhau đưa đón con để cháu yên tâm học tập, không phải lo lắng “bị trả thù” vì đã mách bố mẹ việc bị đánh.

Mấy ngày qua, dư luận xôn xao về một vụ bạo hành học đường xảy ra tại một trường THCS ở Hóc Môn, TPHCM. Hai nữ sinh đã hành hung bạn một cách dã man bằng việc dùng dao lam rạch nhiều đường trên mặt bạn. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ mà K. – một nữ sinh lớp 9 đã bị hai nữ sinh là N.T.M.T (16 tuổi, học sinh lớp 9) và L.Q.P (14 tuổi, học sinh lớp 8) hăm dọa “xử lý”. Lời hăm dọa đã thành sự thật khi hai hôm sau, K. đến trường thì bị hai nữ sinh này đến tận lớp kêu ra để nói chuyện. Vừa bước ra khỏi lớp, K. đã bị T. tát hai cái nảy lửa. Tan học, vừa ra khỏi cổng trường, K. bị hai nữ sinh này lấy đá chọi vào đầu, sau đó P. dùng dao lam rạch vào mặt K. làm K. ngã quỵ. Biết hai nữ sinh này rất hung dữ, nhiều bạn không thể vào can ngăn vì sợ bị trả thù.

Hôm đó, mẹ của K. khi biết tin con mình bị hăm dọa đã đến trường đón con nhưng đã muộn. Sau khi đưa vào bệnh viện Hóc Môn cấp cứu và khâu hơn hai mươi mũi trên mặt, đầu và cổ, K. đã xuất viện về nhà tiếp tục điều trị. Riêng T. và P. đã được Công an huyện Hóc Môn triệu tập ngày 1-4-2008 để lấy lời khai. Không chỉ K. bị đánh mà nhiều học sinh trong trường cũng đã bị đánh chỉ vì lý do thấy không... ưa mắt. Sau sự việc trên, nhiều bậc phụ huynh có con em học ở trường này hết sức lo lắng. Có người trước đây tự để con đi học một mình thì nay nhất quyết bỏ việc nhà để đưa đón con mỗi ngày.

Cũng chỉ vì tranh nhau một chiếc ghế ngồi trong buổi chào cờ ngày đầu tuần mà mới đây, tại một trường trung học phổ thông ở Hà Nội, hai nhóm học sinh hằm hè nhau, kêu gọi thêm đồng bọn bên ngoài trường học vào “xử lý” đối phương. Hậu quả là một học sinh nam tử nạn, hàng chục đối tượng khác bị bắt. Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ mà nạn nhân và đối tượng đã đánh mất tương lai tươi sáng bởi một người đã mất, người kia sẽ phải chịu sự xử lý của pháp luật.

Rất nhiều vụ bạo lực học đường có nguyên nhân chỉ là những mâu thuẫn nhỏ trong việc học tập trên lớp. Chỉ vì xích mích nhỏ mà một nam sinh lớp 8 ở Quảng Nam đã dùng dao thủ sẵn trong cặp đâm chết bạn học cùng lớp trước cổng trường. Trưa 2-4-2008, hai nhóm học sinh trường THCS Nguyễn Thị Định thuộc huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên đã lao vào đánh nhau khiến một học sinh tử vong. Nguyên nhân của vụ việc là do thấy bạn bị đánh, một nam sinh 15 tuổi lao vào giải cứu bạn, bị nhóm đối phương đấm liên tiếp vào người. Mặc dù được đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng cậu bé đã tử vong.

Biện pháp nào giải quyết tình trạng bạo lực học đường?

img
Nạn nhân của chính thầy giáo mình

Không chỉ có việc học sinh đánh học sinh, thanh toán nhau chỉ vì những xích mích nhỏ, học sinh đánh thầy cô giáo, nhiều vụ bạo hành học đường mà nạn nhân là những cô cậu học sinh bị thầy cô giáo hành hùng gây thương tích nặng gần đây đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với công tác giáo dục. Mới đây nhất, một thầy giáo ở Lâm Đồng đã đánh một học sinh nam của mình rất dã man bằng roi mây. Trên thân thể cậu bé, hàng chục vết roi hằn đỏ, sưng tấy. Sau khi bị đánh, cậu bé chạy về nhà báo với cha mẹ nhưng trên đường đi thì ngất xỉu và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Nguyên nhân bị thầy giáo đánh chỉ vì cậu bé này đến lớp học thêm muộn giờ và quên mang theo tập để ghi chép bài trên lớp.

Bên cạnh việc truyền đạt cho các em về kiến thức, thầy cô giáo còn là tấm gương để học sinh nhìn vào mà học tập, rèn luyện. Thế nhưng, thời gian gần đây, cách hành xử lạ lùng của một số giáo viên đã gây tâm lý hoang mang lo sợ cho học sinh và cả phụ huynh. Ví dụ điển hình là vụ một cô giáo trẻ ở Đà Nẵng dùng dao kề vào cổ học sinh nào nói chuyện hoặc phạm lỗi trong giờ học. Khi giảng bài, cô giáo này luôn cắm thẳng con dao Thái Lan xuống bàn để “lấy uy” với học sinh. Với một giờ học căng thẳng như thế, và với một hành động bất bình thường như thế, liệu học sinh tiếp thu được những điều mà cô giáo rao giảng?

Rồi một cô giáo cấp 2 đã dùng thước kẻ bảng đánh thẳng vào mặt một học sinh lớp 6 khi em này không chú ý trong giờ sinh hoạt lớp. Kết quả của cú đánh là cậu bé bị gãy xương sống mũi, phải vào bệnh viện cấp cứu và điều trị.

Mức độ sử dụng bạo lực trong ngành giáo dục đang trong tình trạng báo động. Nguyên nhân khiến bạo lực học đường ngày càng tăng là do học sinh tiếp xúc quá nhiều với những phim kiểu bạo lực của Hàn Quốc, Hồng Kông.

Bên cạnh đó, với sự phát triển ồ ạt của các loại game online bạo lực đã đầu độc mạnh đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Không chỉ đánh nhau, các em còn quay lại các vụ ẩu đả và phát tán trên mạng cho mọi người cùng “thưởng thức”. Những thước phim thô bạo của hai nữ sinh mặc đồng phục áo dài lao vào nhau với những cái tát nảy lửa, những cú đá túi bụi giống như... phim Hàn Quốc đã khiến không ít người giật mình.

Làm gì để hạn chế bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều như hiện nay là một câu hỏi lớn đối với toàn xã hội. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và trường, tăng cường giáo dục lối sống cho các em trong những buổi chào cờ, sinh hoạt của trường để tuyên truyền về pháp luật nhằm răn đe, tạo môi trường lành mạnh cho các em vui chơi giải trí là một trong những việc làm cần thiết ngăn ngừa bạo lực học đường xảy ra. Tuổi học trò thường xốc nổi, bột phát và bốc đồng, vì thế mỗi gia đình cần quan tâm sâu sát hơn với những thay đổi trong tính cách của con để có thể giải thích và ngăn chặn mầm mống bạo lực. Bên cạnh đó, việc tu dưỡng đạo đức sư phạm cũng cần nâng cao trong đội ngũ giáo viên để học sinh được giáo dục một cách toàn diện về mọi mặt, cả kiến thức lẫn nhân cách.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo