xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chạy theo bệnh tay chân miệng

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Số ca mắc, tử vong do bệnh tay chân miệng tăng kỷ lục; cơ sở y tế bị quá tải; trong khi đó, ngành y tế vẫn chưa có giải pháp căn cơ đối phó bệnh này

Ngày 20-11, tại TPHCM, Bộ Y tế tổ chức hội nghị tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng (TCM).

Cần góp sức của cộng đồng

Theo Bộ Y tế, bệnh TCM hiện nay đã “phủ” khắp 63 tỉnh, thành với 90.189 trường hợp mắc bệnh được ghi nhận, trong đó 153 trường hợp tử vong. Miền Nam là khu vực có số ca mắc, tử vong cao nhất với gần 59.000 ca mắc và 131 ca tử vong. Điều tra cho thấy 91% trường hợp mắc bệnh TCM là trẻ dưới 5 tuổi, 77% là trẻ không đi học.

img

Trẻ điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM)

TS Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), cho biết ở nước ta, bệnh TCM xuất hiện rải rác từ tháng 1 và tăng cao vào các tháng 8, 9, 10. Dự báo, trong tháng 11, 12, số mắc bệnh có xu hướng giảm. Tuy nhiên, có nguy cơ duy trì số mắc và tử vong cao do nhiều nguyên nhân như: bệnh do virus đường ruột lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp; không có vắc-xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu; có nhiều tuýp virus gây bệnh

“Hiện nay, bệnh TCM không có biện pháp y tế chữa trị đặc hiệu nên ngành y tế không thể một mình giải quyết mà cần góp sức của cả cộng đồng” - ông Bình cho biết.  

Theo TS Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, so với năm 2009, số tử vong do bệnh TCM cao hơn 5 lần, so với năm 2010 tăng đến 20 lần.

PGS-TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, lo ngại tình trạng người lành mang bệnh trong cộng đồng hiện nay là khó kiểm soát. Một điều tra mới đây cho thấy có hơn 50% người lành mang mầm bệnh TCM.

Lo “thủng” tuyến dưới

Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM, cho biết mỗi ngày, bệnh viện vẫn còn tiếp nhận từ 120-150 ca mắc bệnh TCM. “Chưa bao giờ số bệnh nhi TCM nhập viện nhiều như hiện nay” - bác sĩ Thượng cho biết.

Để san sẻ gánh nặng trong điều trị bệnh TCM, bác sĩ Thượng đề nghị bệnh viện tuyến tỉnh cần tham gia “chia lửa” với tuyến trên. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế lo ngại: Tuyến điều trị địa phương hiện không đủ lực để điều trị loại bệnh nguy hiểm này.

PGS-TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, cho rằng số ca mắc bệnh TCM ở Việt Nam là không cao so với các nước khu vực và nằm trong tầm kiểm soát. Bộ Y tế không có quyền công bố dịch mà chỉ tham mưu để Chính phủ quyết định. Còn mỗi địa phương công bố dịch hay không là tự quyết trên thực tế của mình. Bệnh TCM sẽ còn tồn tại lâu dài. Vì vậy, yêu cầu khâu điều trị phải tăng cường cao nhất.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá những nỗ lực của ngành y tế trong việc kiểm soát dịch bệnh thời gian qua. Ông đề nghị cần thực hiện một số vấn đề trọng tâm để khống chế bệnh TCM như phát động “ăn sạch-ở sạch-chơi sạch”; tiếp tục phân tuyến điều trị, tìm phác đồ điều trị mới và hiệu quả nhất để cứu người

Ozone chỉ có tác dụng hỗ trợ

Về việc thử nghiệm chữa bệnh TCM bằng nước ozone của GS-TS Nguyễn Văn Khải, nguyên giám đốc Trung tâm Tư vấn và Tiết kiệm năng lượng dung dịch hoạt hóa, điện hóa Hà Nội (Viện Khoa học Việt Nam), TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, khẳng định công trình của TS Khải chỉ là bài thuốc hỗ trợ điều trị giai đoạn 1 bệnh TCM chứ không có tác dụng vào tế bào diệt virus của bệnh này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo