xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỗng dưng bị cắt trợ cấp khuyết tật

Bài và ảnh: CA LINH

Rất nhiều người khuyết tật tại TP Cần Thơ bỗng dưng bị cắt trợ cấp hằng tháng khiến họ càng khó khăn hơn trong cuộc sống

Theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 37, hội đồng thẩm định (HĐTĐ) của phường, xã, thị trấn sẽ xét duyệt tình trạng của người khuyết tật để đề xuất mức trợ cấp hợp lý. Thế nhưng tại TP Cần Thơ, nhiều người khuyết tật bị rút sổ bảo trợ xã hội mà không qua xét duyệt hoặc nếu có thì rất qua loa.

Hái rau muống nên thoát nghèo!

Trong đơn khiếu nại gửi Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Năng (49 tuổi, ngụ phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều) cho biết: “Tôi bị liệt chân phải, đi lại khó khăn nên năm 2011 được UBND quận Ninh Kiều trợ cấp khuyết tật 200.000 đồng/tháng. Đến tháng 8-2013, UBND phường Xuân Khánh mời tôi lên xem xét rồi kết luận tôi được 15 điểm nên không còn được nhận trợ cấp”.

Trường hợp bà Nguyễn Thị Đèo (59 tuổi, ngụ phường Long Hòa, quận Bình Thủy) càng kỳ quặc hơn. Bà Đèo bị gù bẩm sinh, tay chân yếu ớt, sống với người chị là bà Nguyễn Thị Bảy cũng già nua, nghèo khổ, không có ruộng đất. Hằng ngày, bà Bảy đi hái rau muống quanh nhà bán được ít tiền cộng với số tiền trợ cấp khuyết tật 200.000 đồng/tháng để nuôi bà Đèo. Vừa qua, cán bộ khu vực đến nhà nói rằng bà Bảy đi hái rau bán có tiền nên “cho” thoát nghèo. Cuối tháng, bà Bảy ra UBND phường Long Hòa để nhận trợ cấp cho bà Đèo thì được thông báo không cho hưởng nữa và bị thu lại sổ hộ nghèo.

Bà Nguyễn Thị Bảy bên căn nhà rách nát ở cùng bà Nguyễn Thị Đèo vừa bị rút sổ hộ nghèo và sổ trợ cấp khuyết tật
Bà Nguyễn Thị Bảy bên căn nhà rách nát ở cùng bà Nguyễn Thị Đèo vừa bị rút sổ hộ nghèo và sổ trợ cấp khuyết tật

Tương tự những trường hợp trên, bà Nguyễn Ngọc Xuân (74 tuổi, ngụ phường Long Hòa) phản ánh cháu bà là Nguyễn Thị Tố Uyên, 20 tuổi, bị liệt chân trái bẩm sinh nên được hưởng trợ cấp 200.000 đồng/tháng gần một năm nay. Tháng 3-2014, khi bà ra phường lãnh tiền trợ cấp thì cán bộ nói không hưởng nữa vì Uyên có chị gái lấy chồng nước ngoài. Trong khi đó, chị gái của Uyên đến nay chưa lấy chồng. “Nhà quá nghèo, có trợ cấp mỗi tháng 200.000 đồng mua gạo cũng đỡ lắm. Giờ không còn thì tôi lãnh thêm vé số đi bán kiếm tiền nuôi cháu” - bà Xuân nghẹn ngào.

Bị mất quyền lợi

Theo Nghị định 28 và Thông tư 37, khi đánh giá mức độ khuyết tật, HĐTĐ tại địa phương phải gặp trực tiếp người khuyết tật. Trong đó, có 8 tiêu chí để chấm điểm: tự đi lại; tự ăn uống; tự đi vệ sinh cá nhân; tự mặc, cởi quần áo, giày dép; nghe và hiểu người khác nói; diễn đạt ý muốn qua cử chỉ, lời nói… Nếu người khuyết tật thực hiện được một trong các hoạt động trên sẽ được tính từ 1-2 điểm, còn không thì 0 điểm. Tổng cộng có từ 0-4 điểm là khuyết tật đặc biệt nặng, từ 5-11 điểm là mức độ nặng và được hưởng trợ cấp. Nếu đạt từ 12 điểm trở lên sẽ không được trợ cấp.

Ông Huỳnh Ngọc Hùng, Trưởng Phòng Bảo trợ xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ, cho biết trước kia, người khuyết tật không có khả năng lao động và không có khả năng tự phục vụ được hưởng trợ cấp theo Nghị định 13. Tuy nhiên, Nghị định 28 quy định rất khắt khe nên sẽ có người bị rút lại sổ bảo trợ xã hội, từ đó gây bức xúc cho họ.

Bà Bùi Thị Hồng Nga, Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Cần Thơ, cho rằng cách đánh giá mức độ khuyết tật của HĐTĐ của xã, phường không chính xác. Bà Nga nói: “Nếu người khuyết tật không đồng ý cách đánh giá của HĐTĐ thì đến trung tâm giám định y khoa để giám định lại với số tiền từ 1,8-2 triệu đồng. Tuy nhiên, hoàn cảnh những người khuyết tật trên rất khó khăn, họ không thể bỏ tiền túi ra để giám định thương tật nên phải chấp nhận sự phán xét của cán bộ xã, phường”.

Theo ông Hùng, HĐTĐ của địa phương phải đánh giá đúng mức độ của người khuyết tật. “Nếu thuộc dạng khuyết tật nặng nhưng HĐTĐ đánh giá là nhẹ, làm người khuyết tật không nhận được trợ cấp thì những thành viên trong hội đồng sẽ bị xử lý nghiêm” - ông Hùng nói.

Mỗi nơi chi một kiểu

Bà Bùi Thị Hồng Nga cho biết hiện nay, tại các phường của quận Ninh Kiều như: An Khánh, An Lạc… đều áp dụng mức trợ cấp cho người khuyết tật là 300.000 đồng/tháng theo quy định mới của UBND TP Cần Thơ. Riêng tại phường Hưng Lợi, từ đầu năm 2014 đến nay vẫn chỉ hỗ trợ 200.000 đồng/tháng. “Tôi có lên UBND phường hỏi vì sao vẫn giữ mức hỗ trợ 200.000 đồng/tháng, trong khi TP có quyết định tăng thêm 100.000 đồng/tháng thì một cán bộ phường cho biết không có chuyện đó!”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo