xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Công nghệ” bòn rút vật liệu làm đường

Phạm Hồ

(NLĐO) - Tham nhũng trong thi công làm đường đã trở thành “công nghệ”. Đường lớn ăn theo lớn, đường nhỏ ăn theo nhỏ, thậm chí đường làng cũng bị rút ruột.

Ngay sau thông tin đơn vị thi công ăn bớt nguyên vật liệu làm đường tại phường Sài Đồng, quận Long Biên - Hà Nội (Báo Người Lao Động thông tin ngày 29-1) nhiều bạn đọc rất bức xúc. Bạn đọc cho rằng đây tuy là công trình nhỏ nhưng là điển hình của vấn nạn tham nhũng trong làm đường. Hậu quả của cách làm này có thể thấy ở hàng loạt ở các con đường khắp các địa phương.

Không “ăn” mới lạ !

Nhiều bạn đọc cho rằng tham nhũng trong thi công đường sá đã xảy ra từ lâu, nhưng đau xót là các cơ quan chức năng, nhất là Bộ GT-VT chẳng có động thái nào chấn chỉnh. Đường lớn thì ăn theo kiểu lớn, đường nhỏ thì ăn theo nhỏ, thậm chí cả đường làng cũng còn bị cắt xén đủ kiểu.

Bạn đọc Nguyễn Khánh, bày tỏ: “Phải làm cho ra lẽ vụ này. Một gói thầu 6 - 7 tỉ đồng mà từ cấp quận cho đến cấp phường không một ai giám sát để thi công thiếu chất lượng và kỹ thuật. Làm đến nơi đến chốn đi thì người  dân chúng tôi mới hài lòng với các loại phí đường bộ sẽ đóng trong tương lai”. Cùng tâm trạng, bạn đọc Nguyễn Văn Hiền, bức xúc: “Không chấp nhận nổi! Chỉ vì tư lợi mà biết bao người dân phải chịu cảnh đi trên những con đường đầy ổ gà, ổ voi. Chỉ vì chia chác nhau vài thùng nhựa đường mà bao người phải đối diện với nguy cơ bị tai nạn vì đường bị hư hỏng”.
img
Người dân phường Sài Đồng, quận Long Biên (Hà Nội) phát hiện
đơn vị thi công bớt xén vật tư khi làm đường. Ảnh: THẾ KHA
 
Chán ngán với các kiểu rút ruột công trình, bạn đọc Bùi Tuấn Chung, nói thẳng: “Chi phí làm đường thì cao ngất ngưỡng nhưng chất lượng thì ngược lại. Phần lớn các công trình đại lộ, quốc lộ, tỉnh lộ... đều thế cả. Cũng chỉ vì tham nhũng, bớt xén kiểu bê tông cốt tre, làm láo làm ẩu... mà ra. Hãy xem những con đường người Mỹ làm từ thời chiến tranh đến giờ vẫn còn tốt mà xấu hổ.

Bạn đọc lấy tên Bác Bảy Về Hưu, phân tích: “Các cơ quan chức năng  làm việc quá thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, thiếu quy trình và hợp đồng chặt chẽ. Còn đơn vị thi công thì tệ ăn bớt, ăn chia với chủ đầu tư... thì tìm đâu ra những con đường có chất lượng ? Ở nước ngoài họ làm việc này một cách bài bản, triệt để. Nếu chưa hết thời hạn sử dụng mà đường hư hỏng thì chủ đầu tư, đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Bạn đọc này cho biết thêm, cách làm như chúng ta quá hời hợt và đầy kẻ hở để tiêu cực nên tuyến đường nào vừa khánh thành sau một thời gian sử dụng cũng hư hỏng. Tiền của tốn kém nhưng việc khắc phục không thấy ai nói đến. Nguyên nhân cũng rõ: trách nhiệm của người đứng đầu không sâu sát, làm việc một cách thiếu trách nhiệm với nhân dân mới có chuyện đó. Thử làm bài bản, phân định trách nhiệm rõ ràng, giám sát chặt chẽ thì đố ai làm sai được.

Mời bộ trưởng có ý kiến

Trước sự việc rõ ràng như ở phường Sài Đồng, quận Long Biên, bạn đọc Nguyễn Văn Linh, yêu cầu: “Không cần phải đi đâu cho xa, chúng tôi đề nghị ban chống tham nhũng của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GT- VT Đinh La Thăng ra tận nơi và xử lý luôn. Việc nhỏ nhưng điển hình như thế này mà không “xử” được thì làm sao “xử” được những tiêu cực ở các con đường lớn quá tnhiều ai tiếng ở các địa phương khác. Chuyện tiêu cực trong thi công đường sá rất rõ ràng, dễ kiểm tra, dễ truy trách nhiệm mà không làm được thì hô hào chống tham nhũng thì người dân khó tin lắm”.   
 
Bạn đọc lấy tên Miền Trung, thẳng thắn: “Tôi tin rằng tiêu cực trong thi công đường sá ngành GT-VT biết hết. Nhưng vấn đề là cơ quan chức năng của ngành này không muốn và không dám làm cho ra lẽ thôi. Việc làm đường mà giá thành đội sổ và chất lượng kém như thời gian qua là do "ăn" vật tư trắng trợn kiểu này mà ra. Ông bộ trưởng có dám đăng đàn trả lời chấp vấn của các chuyên gia khoa học không, hay cứ né tránh và lại thêm điệp khúc: "chúng ta phải biết xấu hổ vì chất lượng đường kém!". Nói thật, có ai xấu hổ đâu, vụ này là 1 minh chứng nho nhỏ”.
img
Đường cao tốc TPHCM - Trung Lương vừa đưa vào sử dụng đã hỏng.
 
Đưa ra đề xuất giải quyết vấn nạn này, bạn đọc Lê Anh Chi, cho rằng: “Cần có hợp đồng chặt chẽ, buộc nhà thầu phải nộp dự toán lời lãi thật sự bao nhiêu, chất lượng thế nào và cam kết bồi thường khi không thực hiện đúng hợp đồng... Nếu làm đường đội giá, đơn vị thi công phải chịu. Đường xuống cấp trong thời gian bảo hành thì phải khắc phục. Có như thế mới ràng buộc trách nhiệm nhà đầu tư, đơn vị thi công. Chứ nếu giao hẳn cho chủ đầu tư thì họ dễ dàng móc nối với đơn vị giám sát rồi bớt xén bao nhiêu chẳng được”.

Bạn đọc Trần Nhất Linh, bày tỏ: “Tình trạng ăn hối lộ, rút ruột công trình xảy ra trên mọi con đường từ lớn tới nhỏ bây giờ lại kêu người dân đóng phí để bảo trì thì thiệt cho dân quá. Người dân đóng phí mà cứ ấm ức bởi tiền này thực chất là để “bảo trì” những bất cập, yếu kém, thậm chí tiêu cực của các cơ quan quản lý giao thông. Hãy làm hết trách nhiệm đi để người dân được nhờ”.
Chi phí làm đường Việt Nam đắt nhất thế giới

Theo ông Nguyễn Xuân Thành - chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Đường cao tốc TPHCM - Trung Lương là đường cao tốc đúng chuẩn đầu tiên của VN có chi phí 9,9 triệu USD/km cho bốn làn xe cơ giới. Đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đang được xây dựng dự kiến chi phí cũng lên tới 18,3 triệu USD/km. Đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có chi phí xây dựng dự kiến lên tới 28,2 triệu USD/km. Trong khi đó, số liệu thống kê chi phí xây dựng đường cao tốc tại Trung Quốc chỉ khoảng 6 triệu USD/km, tại Mỹ chỉ khoảng 8 triệu USD/km. Lẽ ra ở VN nhân công rẻ, mọi thứ cũng rẻ hơn thì chi phí xây dựng đường phải thấp hơn các nước, nhưng thực tế chi phí làm đường cao tốc của chúng ta lại cao hơn nhiều.

“Đúng là giải phóng mặt bằng và nền đất yếu chiếm một phần lớn trong chi phí xây dựng hạ tầng giao thông, khiến đội chi phí lên cao. Nhưng nếu tách hai loại chi phí này, việc xây dựng đường tại VN vẫn cao hơn thế giới. Ví dụ, dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 51km (dự kiến xây dựng trong giai đoạn 2009-2013), hiệu suất đầu tư khoảng 18,3 triệu USD/km. Nhưng nếu trừ chi phí xây dựng cầu và đền bù giải tỏa (khoảng 286 triệu USD) thì vẫn phải tốn khoảng 13 triệu USD/km, đắt hơn nhiều so với chi phí tại Mỹ và Trung Quốc” - ông Thành nhấn mạnh.
 
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo