xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đất “treo” theo kênh, rạch

Bài và ảnh: Minh Khanh

Hàng ngàn hộ dân sống ven bờ sông, kênh, rạch của TP HCM khổ sở vì có đất hợp pháp nhưng không được sang nhượng, xây cất, trong khi chính quyền không biết bao giờ mới di dời, giải phóng mặt bằng

Theo Quyết định 150/2004 của UBND TP HCM quy định về quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch thì hành lang bảo vệ kênh rạch từ 10 - 50 m mỗi bên, tùy thuộc vào cấp kênh. Quỹ đất này được sử dụng để xây dựng kè chống sạt lở, công viên cây xanh và các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng. Theo quyết định trên, hàng ngàn hộ dân đang sống ven bờ sông, kênh, rạch của TP sẽ bị giải tỏa trắng. Tuy nhiên, bao giờ người dân phải di dời thì chính TP vẫn chưa có câu trả lời.

Có đất nhưng không được xây nhà

Ông Nguyễn Văn Tiến (ngụ ấp 1, xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè) có khu đất dài 32,5 m, tính ra đến mép kênh Cây  Khô. Trước năm 2004, chỉ giới đường sông, kênh, rạch cho toàn TP là 20 m nên ông Tiến được cấp phép xây dựng trong phần đất còn lại. Quyết định 150 ra đời, kênh Cây Khô thuộc cấp kỹ thuật 4, hành lang bảo vệ mở rộng đến 30 m; phần lớn căn nhà của ông Tiến rơi vào hành lang ven kênh nên xây xong không được hợp thức hóa.

Tương tự, khu đất 280 m2 của bà Nguyễn Thị Cẩm Hồng (ngụ ấp 4, xã Phước Lộc) cũng nằm hoàn toàn trong hành lang kênh Cây Khô. Trước năm 2004, bà đã “kịp” xây dựng một căn nhà 50 m2. “Con cái lập gia đình riêng, không có tiền mua đất cất nhà nên 8 người sống chen chúc trong căn nhà nhỏ. Chật chội, bất tiện quá nên tôi lên xin xã cho dựng căn nhà nhỏ bằng gỗ cho con ra ở riêng nhưng không được” - bà Hồng nói. Rất nhiều hộ dân sống ven kênh, rạch khu vực này cùng chung hoàn cảnh như trên.

Nhiều người dân ở ấp 1, xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè, TP HCM có đất nhưng không được cất nhà vì nằm trong chỉ giới đường sông
Nhiều người dân ở ấp 1, xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè, TP HCM có đất nhưng không được cất nhà vì nằm trong chỉ giới đường sông

Ông Nguyễn Văn Sanh, phó trưởng ấp 1, xã Phước Lộc, cho biết nhiều hộ dân có chung bức xúc như ông Tiến, bà Hồng. Theo ông Sanh, kênh Cây Khô đang được xây dựng kè và có đường nội bộ rộng 6 m. Mấy năm nay, dòng kênh này không bị sạt lở nên người dân kiến nghị giảm chỉ giới đường sông xuống còn 20 m như trước kia để họ còn có đất cho con cho cháu xây nhà.

“Chết cứng” vì quy định

Ông Nguyễn Hữu Anh, Trưởng Phòng Quản lý đô thị huyện Nhà Bè, cho biết vừa qua, UBND TP đã phê duyệt phương án di dời 1.300 hộ dân nằm trong khu vực đặc biệt nguy hiểm có nguy cơ sạt lở. Huyện Nhà Bè có 300 hộ được bố trí di dời đến khu đất rộng 2,2 ha tại khu dân cư mới ở xã Phước Lộc. Tuy nhiên, đây chỉ là một con số rất nhỏ đối với địa phương có nhiều sông, kênh, rạch như TP HCM.

Riêng khu vực kênh Cây Khô có trên 700 hộ dân có đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ kênh, trong đó hơn 70% hộ dân có đất nằm hoàn toàn trong hành lang. Khu vực này đang xây dựng khu dân cư mới nhưng do vướng quy định nên đất của các hộ vẫn bị treo.

Trước tình hình trên, nhiều quận - huyện kiến nghị TP có biện pháp tháo gỡ vướng mắc của Quyết định 150. Theo đó, huyện Nhà Bè kiến nghị trong phạm vi 10 m tính từ mép bờ cao, nhà ở tạo lập trước khi có Quyết định 150 được phép sửa chữa, cải tạo công trình nhưng không làm thay đổi kiến trúc, quy mô diện tích và kết cấu. Ngoài phạm vi 10 m này, nếu khu vực chưa xây dựng bờ kè bảo vệ thì cho phép sửa chữa, cải tạo theo hiện trạng nhà cũ hoặc cấp phép xây dựng tạm quy mô 1 tầng, tường gạch, mái tôn trên khuôn viên nhà hiện hữu. Nếu khu vực đã xây dựng bờ kè bảo vệ thì cho phép sửa chữa, cải tạo theo hiện trạng nhà cũ hoặc cấp phép xây dựng tạm quy mô tối đa 2 tầng, cao từ 8 m trở xuống.

Tại quận 8, rất nhiều căn nhà ven sông, kênh, rạch không còn bảo đảm an toàn cho người dân nhưng không được xây mới, còn cho sửa chữa nhưng theo “nguyên trạng” thì cũng như không. “Do đó, để ổn định đời sống người dân, kiến nghị TP xem xét cho phép xây dựng tạm, trường hợp sửa chữa thì mở rộng theo hình thức kiên cố - bán kiên cố hoặc nhà cấp 3-4, miễn không thay đổi quy mô là được” - ông Nguyễn Thành Chung, Chủ tịch UBND quận 8, kiến nghị.

Linh động “cởi trói” cho dân

Tại quận 4 còn khoảng 850 căn nhà dọc theo tuyến đường Tôn Thất Thuyết nằm trong hành lang bảo vệ kênh Tẽ. Tất cả các công trình này đều có trước Quyết định 150, phần lớn kết cấu sàn gỗ, vách ván, mái tôn… nên đều cũ nát, xuống cấp, nguy cơ sập đổ cao. Ông Thanh Dũng, Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận 4, cho biết UBND quận đã mời Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng cùng họp bàn tháo gỡ. Sau cuộc họp này, lãnh đạo quận quyết định cho phép xây dựng tạm theo ranh hiện trạng trên phần đất thuộc quyền sở hữu hợp pháp đối với những căn nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập nằm trong hành lang bảo vệ kênh và cả các công trình đầu mối giao thông.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo