xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dễ chết bởi ao xoáy vì chủ quan

Bài và ảnh: Ngọc Giang

Chỉ trong 2 tháng qua, lực lượng cứu hộ ở các bãi tắm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cứu hơn 200 người lọt ao xoáy khi tắm biển

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có thế mạnh phát triển du lịch biển với hàng chục bãi tắm đẹp, thu hút hàng ngàn lượt du khách trong những dịp lễ, Tết. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình kết hợp gió, sóng, thủy triều nên các bãi biển của Bà Rịa - Vũng Tàu được đánh giá là khu vực có số lượng ao xoáy dày đặc. Nhiều vụ đuối nước thương tâm đã xảy ra khiến du khách không khỏi lo ngại về an toàn khi tắm biển tại đây.

Bãi Sau dày đặc ao xoáy

Mới đây, ngay dịp Tết Mậu Tuất 2018, thông tin về nhóm ni cô tắm biển tại khu vực Mộ Cô, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền bị đuối nước khiến 3 người tử vong càng làm du khách hoang mang, lo lắng.

Dễ chết bởi ao xoáy vì chủ quan - Ảnh 1.

Lực lượng cứu hộ thường xuyên nhắc nhở du khách tránh xa khu vực có cắm cờ đen cảnh báo

Khu vực các ni cô gặp nạn là một bãi tắm tự do. Ngày thường, rất ít người xuống đây tắm, chỉ khá đông vào dịp cuối tuần. Đây là nơi được đánh giá nguy hiểm do bãi biển kéo dài hình vòng cung, có các ao xoáy hình thành dòng chảy tự nhiên. Tại đây, lực lượng cứu hộ đã cắm cờ đen và biển báo cấm tắm biển. Cách khu vực này khoảng 100 m là bãi tắm có lực lượng cứu hộ túc trực.

Không chỉ riêng khu vực này, phía dưới đèo Nước Ngọt (đường ven biển thị trấn Long Hải), nhiều biển cảnh báo đá ngầm, nguy hiểm, cấm tắm biển đã được dựng lên. Thế nhưng, vào những dịp lễ, Tết, du khách khắp nơi vẫn đổ về tắm biển, vui chơi, bất chấp cảnh báo.

Bãi Sau ở TP Vũng Tàu được đánh giá là khu vực có lượng ao xoáy dày đặc nhất của cả tỉnh. Đây là nơi dòng chảy theo mùa rất mạnh, cùng sự tồn tại của dòng RIP (tạm hiểu là dòng nước mạnh chảy theo hướng vuông góc từ bờ ra biển), từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau, bắt đầu từ cầu Cửa Lấp đến Hòn Bà, những dòng chảy này thay đổi liên tục, tạo thành ao xoáy có kích thước khác nhau. Ao xoáy hình thành trong khoảng thời gian này thường rất lớn và sâu, có thể dài 260 m và sâu gần 1,5 m. Khi biển động mạnh, ao xoáy dịch chuyển nhanh hơn, hình thành những dòng chảy lớn hơn và có xu hướng giảm khi biển êm, gió nhẹ.

Trái ngược với Bãi Sau, do được che chắn nên Bãi Trước của TP Vùng Tàu khá yên bình. Ở đây rất hiếm khi xảy ra tình trạng người tắm biển đuối nước do lọt ao xoáy.

Theo báo cáo của các huyện - thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong 2 tháng qua, lực lượng cứu hộ đã cứu hơn 200 trường hợp lọt ao xoáy. Riêng trong dịp Tết vừa qua, lực lượng cứu hộ ở Bãi Sau đã cứu sống 18 trường hợp lọt ao xoáy; trong đó 1 trẻ phải nhập viện cấp cứu, hiện sức khỏe đã ổn định. Ngoài trường hợp đuối nước ở huyện Long Điền như đã nêu, trên địa bàn còn xảy ra một vụ ở huyện Đất Đỏ làm 1 người chết.

Dòng chảy thay đổi liên tục

Để cảnh báo du khách ở những vùng có ao xoáy, lực lượng cứu hộ bãi biển thường xuyên theo dõi vị trí, sự dịch chuyển của dòng nước. Hàng loạt cờ đen được cắm cảnh báo ở những khu vực bãi tắm công cộng, các khu du lịch. Đội ngũ nhân viên y tế, nhân viên cứu hộ túc trực giữa trời nắng, còi cứu hộ liên tục réo lên nhắc nhở du khách tắm gần bờ. Tuy nhiên, do dòng chảy có sự thay đổi liên tục và phức tạp, cộng với thái độ chủ quan của du khách nên tình trạng đuối nước vẫn xảy ra.

Anh Trịnh Thanh Nam (du khách TP HCM) cho biết dù cờ đen cắm trải dài nhưng anh không cảm thấy điều gì bất ổn và vẫn thích thú khi được bơi ra xa bờ. "Tôi biết cờ đen là cảnh báo nguy hiểm nhưng cũng biết bơi, với lại thường xuyên tắm ở Vũng Tàu nên không để tâm lắm. Khi bơi ra xa, bị cứu hộ tuýt còi nhắc thì tôi vào gần hơn" - anh Nam nói.

Vừa nói chuyện với phóng viên, nhân viên cứu hộ vừa liên tục phải quan sát, tuýt còi, vẫy tay ra hiệu cho du khách bơi vào gần bờ. Nhiều người cố tình không nghe, buộc lực lượng cứu hộ phải bơi đến tận nơi để yêu cầu vào gần bờ.

"Kể cả người biết bơi nhưng khi lọt ao xoáy, nếu mất bình tĩnh thì sẽ không thể thoát ra được. Điều quyết định đến tính mạng của chúng ta là làm sao giữ đủ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể và tìm cách thoát ra ngoài, càng cố vùng vẫy càng nhanh đuối sức và bị cuốn đi" - một nhân viên cứu hộ nhấn mạnh.

Với hàng ngàn lượt du khách mỗi đợt nghỉ lễ, Tết, lại tắm tập trung ở một số thời điểm nhất định nên việc cứu hộ, cứu nạn luôn gặp nhiều khó khăn. Những dịp này, lực lượng cứu hộ phải làm việc gần như 100%, từ 6 giờ đến tận 18 giờ.

Ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết vào những mùa cao điểm, sở đều có văn bản nhắc nhở các khu du lịch, bãi tắm vấn đề quan trọng nhất là bảo đảm an toàn cho du khách tắm biển. Mỗi khu vực thường xuyên có ao xoáy đều được cắm cờ cảnh báo nhắc nhở. Đội cứu hộ năm nào cũng được huấn luyện cấp cứu thủy nạn để ứng phó nhanh khi trường hợp xấu xảy ra.

Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai nghiên cứu đề tài khoa học sử dụng phao tiêu thay cờ đen. Tuy nhiên, không phải vị trí nào cũng sử dụng được phao tiêu bởi bờ biển Vũng Tàu phức tạp, phải phụ thuộc vào các yếu tố như sóng, gió. Khoảng 10 ngày nữa, Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ phối hợp với một doanh nghiệp kinh doanh du lịch thử nghiệm một số phương án để chọn ra phương án phù hợp áp dụng cho toàn tỉnh.

Ngoài việc cảnh báo bằng phao tiêu, theo ông Hàng, sau thời gian nghiên cứu, cuối năm 2018, Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ ứng dụng hệ thống công nghệ cảnh báo, phát hiện sớm ao xoáy. Ứng dụng này sẽ cảnh báo cho du khách cũng như lực lượng cứu hộ biết khu vực có ao xoáy.

"Tuy nhiên, ao xoáy thay đổi liên tục nên khi du khách đã xuống biển tắm thì không thể ngăn chặn được. Chúng tôi luôn chú tâm đến vấn đề an toàn cho du khách nhưng yếu tố quyết định vẫn chính là ý thức của mỗi người. Nếu làm theo chỉ dẫn của địa phương, không chủ quan tắm ở những khu vực đã cắm cờ cảnh báo thì sẽ hạn chế tối đa những trường hợp đáng tiếc xảy ra" - ông Trịnh Hàng mong mỏi.

Bình tĩnh mới thoát

Là người có hơn 15 năm nghiên cứu về ao xoáy ở Bãi Sau và từng huấn luyện nhiều lực lượng cứu hộ, ông Trần Văn Trường, Giám đốc Ban Quản lý các khu du lịch TP Vũng Tàu, cho biết phương pháp tự thoát khỏi vùng ao xoáy: "Đối với người lỡ lọt vào ao xoáy thì trước hết phải bình tĩnh, thả trôi tự do và tìm cách nổi lâu nhất. Sau ít giây, khi bình tĩnh thì giơ tay vẫy để lực lượng cứu hộ hoặc người gần đó nhìn thấy. Tuyệt đối không bơi ngược dòng chảy theo bản năng; không cố tìm cách dùng nhiều sức bơi nhanh, bơi mạnh vì sẽ bị sóng đánh chìm, dòng chảy làm phản tác dụng. Khi bình tĩnh, nếu có thể bơi được thì nên bơi xuôi theo dòng chảy hoặc bơi nghiêng một góc 35-45 độ theo dòng chảy để vào chỗ cạn nhất, vượt qua khoảng ao, theo sóng vào. Với người không biết bơi thì không được vùng vẫy mà cố gắng thả nổi, giơ tay lên cầu cứu".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo