xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm sai, dù là ai cũng phải chịu trách nhiệm

Vy Thư

Tùy tính chất, mức độ vi phạm của văn bản trái luật, hậu quả của nội dung trái luật gây ra đối với xã hội mà cơ quan, người đã ban hành văn bản đó phải chịu trách nhiệm kỷ luật, thậm chí trách nhiệm hình sự

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) - Bộ Tư pháp vừa “tuýt còi” Thông tư 58 của Bộ Giao thông Vận tải liên quan tới quy định tại điều 57 về việc buộc người dân chuyển đổi giấy phép lái xe (GPLX, không thời hạn hoặc còn thời hạn sử dụng) từ giấy bìa sang vật liệu PET là không có cơ sở pháp lý, không bảo đảm tính thống nhất và tính hợp pháp.

Cụ thể, về pháp lý, trong thời gian có giá trị của giấy, quyền sở hữu, sử dụng GPLX của người có GPLX phải được pháp luật bảo đảm. Việc chuyển đổi các GPLX không thời hạn hoặc đang còn thời hạn sử dụng sang vật liệu mới, có thu lệ phí cần được xem là quyền của người dân và được thực hiện khi người dân có nhu cầu.

Quả thật, thời gian qua, việc chuyển đổi GPLX đã có tác động lớn đến xã hội khi chỉ vì sợ không đổi kịp phải thi lại lý thuyết, người dân bỏ thời gian, gác lại công việc, chen lấn, chầu chực, tốn tiền để được “xin” chuyển đổi GPLX.

Cũng vì vậy mà trước quyết định của Cục Kiểm tra VBQPPL, hầu hết bạn đọc đều đồng tình. “Quyết định này dù muộn nhưng vẫn còn hơn không. Người dân có nhu cầu đổi thì mới phải chịu phí, nếu nhà nước cần đồng bộ để dễ quản lý thì phải hỗ trợ phí và tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện… Mong là trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sớm thẩm định những VBQPPL khác để không còn xảy ra việc ban hành các văn bản trái luật, mang “hơi hám” của lợi ích nhóm, cục bộ ngành” - bạn đọc Hiền Nhân ý kiến.

Nhiều bạn đọc cho rằng không phải người dân nào cũng hiểu biết pháp luật nên nghe có quy định thì cứ phải làm theo. “Biết bao người tốn tiền của, thời gian, công sức giờ mới biết Thông tư 58 trái luật. Vì sao các cơ quan nhà nước không tham khảo ý kiến của nhau, cứ mạnh ai nấy làm để cuối cùng người dân phải lãnh đủ?” - bạn đọc Sỹ Nguyên nêu câu hỏi.

Cũng có bạn đọc cho rằng văn bản bị “tuýt còi” rồi nhưng cơ quan, cán bộ, công chức tham mưu soạn thảo, thẩm định, trình ban hành văn bản trái luật cũng cần phải bị xem xét, xử lý trách nhiệm. Có như vậy mới hạn chế được những quy định “trời ơi” gây phiền hà cho dân. “Dù là ai, khi đã được nhân dân giao phó quyền lực, nếu thực hiện nhiệm vụ sai trái cũng đều phải chịu trách nhiệm. Như vậy, cán bộ, công chức mới có trách nhiệm với nhà nước, nhân dân; có lòng tự trọng; ý thức tuân thủ pháp luật trong mỗi việc mình làm. Tùy tính chất, mức độ vi phạm của văn bản trái luật, hậu quả của nội dung trái luật gây ra đối với xã hội mà cơ quan, người đã ban hành văn bản đó phải chịu trách nhiệm kỷ luật, thậm chí trách nhiệm hình sự” - bạn đọc Minh Trí đặt vấn đề.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo