xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phản hồi bài "Ngày con không về": "Tụi nó" làm khổ chúng ta

Phương An (tổng hợp)

(NLĐO) - Chưa đầy 48 giờ được đăng tải trên mục Tình yêu - Hôn nhân, bài viết "Ngày con không về..." đã nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc vì đã nói lên nỗi lòng con trẻ của tuổi dậy thì và nỗi lòng phụ huynh khi 2 bên có những lúc chưa thật sự hiểu nhau. NLĐO đã nhận được nhiều tâm tư,trăn trở, tâm huyết cũng như sự chia sẻ kinh nghiệm từ bạn đọc.

Thấy mình trong câu chuyện
 
Trước hết về phía con trẻ, sau khi đọc bài, bạn đọc có nick moimoi đã thừa nhận: “Thiệt là đúng với tuổi teen. Nhìn thấy mình trong câu chuyện nữa”. Nhận xét này của con trẻ về bài báo sẽ giúp nhiều phụ huynh quan tâm tìm hiểu và thấy rõ vấn đề ở con trẻ tuổi dậy thì, biết chấp nhận và chuẩn bị phương cách hữu hiệu để giải quyết vấn đề.
 
Tuy nhiên, đa phần là những phản hồi từ phía người lớn. Có lẽ giúp nhiều người lớn hiểu hơn về suy nghĩ lạ của con trẻ là chia sẻ rất thật lòng của bạn đọc Khanh Hoa về con trai út của mình. Dường như phụ huynh nào đọc qua cũng thấy đâu đó có hình ảnh của mình.

img
Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Đọc sách cùng con. Ảnh minh hoạ: Internet 
  
Con của bạn đọc Khanh Hoa vốn là cậu bé thông minh, học khá giỏi, năng động và tích cực tham gia sinh hoạt tập thể nhưng vào lớp 8 và lớp 9, do chồng chị tai biến mạch máu não, nên việc quan tâm đến cháu có phần giảm đi.
 
Sau 1 thời gian, thấy tiền ở nhà cũng thường xuyên bị mất, từ vài trăm ngàn đồng đến cả triệu đồng, thầy giáo tiếng Anh dạy ở trung tâm con theo học còn cho biết cháu đi học bằng xe con, có tài xế đưa rước!...
 
Như đa số phụ huynh, chị đã rất lo sợ con bị người xấu lợi dụng. Thế mà tra hỏi cháu không hé môi, giận quá đánh một trận cũng không chịu nói! Phải vài năm sau mới biết, chỉ vì “cái tôi”, vì chữ “sĩ” mà ở tuổi teen, cháu không biết thể hiện cách nào nên đã “nổ” và thuê xe con đưa rước đi học để mọi người nghĩ là con đại gia! Nào ai biết “cậu ấm” này đã phải đi xe đạp gần 5 cây số đến điểm thuê xe để chở tới trường chưa tới 1 cây số! Đúng là chỉ có suy nghĩ lạ của tuổi teen mới có thể làm như vậy!
 
Bất lực và trách nhiệm
 
Những thay đổi 180 độ cùng biểu hiện ngày càng sống khép kín và học hành sa sút của con trẻ, đã đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề đối với phụ huynh. Anh Ngọc Hùng thú nhận rằng: “Không biết phải giải quyết vấn đề như thế nào”. Còn chị Khánh thì chia sẻ rằng đã định bụng “nếu tìm gặp con, sẽ đánh một trận nhừ tử... Thế nhưng, tìm được con sau 1 tuần lễ đi bụi, tôi chỉ biết khóc. Tôi khóc vì thấy mình bất lực”.
 
Ở tuổi dậy thì, trẻ như đang có một cuộc lột xác cả về thể chất lẫn tinh thần, trẻ  muốn tạo một cái gì đặc biệt cho mình và theo như nhận xét của anh  Nguyễn Quang Nhâm là “không giống ai!”, và nôm na gọi là "tuổi ăn, tuổi lớn, tuổi...cà chớn"!
 
Vâng, phụ huynh có thể nôm na gọi những đứa trẻ tuổi mười lăm là “tuổi cà chớn” để hiểu, gần gũi và hướng con đi đúng đường, chứ không phải để rầy la, mắng mỏ, dè bỉu con trẻ.
 
“Ngày con không về” là trách nhiệm của người lớn mà theo anh Nguyễn Văn Long, phần trách nhiệm rất lớn thuộc về cha mẹ, thầy cô. Có những thầy cô đã quên đi vị trí của mình và làm xấu đi hình ảnh người thầy nhưng khi con trẻ chia sẻ với cha mẹ thì bị la rầy với suy nghĩ, người lớn luôn luôn đúng còn con trẻ thì non nớt, chưa hiểu chuyện, rồi cho qua. Từ đó, lòng kính trọng không còn, con trẻ hụt hẫng và dễ sa ngã...
 
Cho trẻ thêm nhiều hoạt động
 
Ai cũng từng qua tuổi dậy thì nhưng so với trước, xã hội ngày nay có nhiều cám dỗ hơn. Bạn đọc Minh Tân và nhiều phụ huynh đều cho rằng con trẻ được tiếp cận thế giới văn minh hiện đại mà “chưa được quan tâm giáo dục truyền thống nên mới chông chênh như vậy”.
 
Để trẻ sẽ không có "Ngày con không về", bạn đọc Duy Linh cho rằng ngoài việc học, hãy cho trẻ làm công việc nhà, phụ giúp cha mẹ, tham gia vào các hoạt động XH, từ thiện, học tập tấm gương "các bạn vượt khó"... Trẻ sẽ có được cái nhìn bao dung với cuộc sống, không ngại khó khăn, từ đó hình thành nhân cách tốt, biết sống vì mọi người, biết làm những việc tốt, không ích kỷ, và đương nhiên trẻ sẽ không phá phách người khác và không than thân trách phận sao chẳng ai quan tâm đến mình.
 
Học làm bố mẹ
 
Bạn đọc Tuấn Hiền cũng có con 14 tuổi và mặc dù thấy con "vô cùng bí hiểm" nhưng đã quan tâm tìm hiểu và xoay chuyển được tình hình theo chiều hướng tốt. Từ khi nhận thấy do có những lúc con định nói thì ba mẹ gạt phắt đi nên con không nói nữa, bạn Hiền đã cố gắng lắng nghe và hiểu con... Dũng cảm hơn, bạn còn thẳng thắn tâm sự với con “bố mẹ cũng không biết làm cha mẹ nên hãy cùng bố mẹ học tập”.
 
Và rồi, bạn Tuấn Hiền đã vui mừng chia sẻ: “Tình hình hiện nay là con tôi đã gần như cũ, hay nói hay cười. Nghĩ lại thương cho con gái đầu. Hồi trước, mình nóng tính cứ bắt con phải theo răm rắp!”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo