xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quản cây xanh phải khoa học, trách nhiệm

Bài và ảnh: LÊ VĨNH

Bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra định kỳ, cắt tỉa cây xanh kịp thời trước mùa mưa bão, chuyên gia đề nghị cần có những nghiên cứu bài bản về tuổi thọ của cây xanh trong đô thị

Một ngày sau khi xảy ra sự việc cây me tây ở Trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1, TP HCM) bất ngờ ngã đổ xuống đường, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng. Đây không phải là trường hợp cây xanh, đặc biệt là cổ thụ ngã đổ. Trước đó, vào tháng 5-2020, cây phượng trong Trường THCS Bạch Đằng (quận 3) bất ngờ bị bật gốc khiến một học sinh tử vong và nhiều học sinh khác bị thương.

Tăng cường quản lý

Hiện nay, cây xanh trên địa bàn TP HCM đã được phân cấp quản lý. Trong đó, phần lớn được giao cho Sở Xây dựng. Ngoài ra UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức cũng có trách nhiệm quản lý cây xanh trên địa bàn.

Nói về trách nhiệm khi xảy ra sự cố cây xanh, luật sư Nguyễn Thanh Đạm (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết cá nhân, tập thể được giao thẩm quyền quản lý cây xanh phải chịu trách nhiệm. Lấy ví dụ về trường hợp cây ngã ở Trường THCS Trần Văn Ơn, luật sư Nguyễn Thanh Đạm cho rằng nếu Trường THCS Trần Văn Ơn là đơn vị được giao thẩm quyền quản lý cây xanh thì trường phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

Cụ thể, điều 13 Bộ Luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại quy định: "Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác".

"Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là phòng ngừa sự cố, tai nạn bằng việc tăng cường công tác quản lý. Theo đó, giao trách nhiệm cụ thể cho đơn vị chủ quản thực hiện tốt khâu quản lý; thường xuyên kiểm tra định kỳ và thực hiện tốt trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh. 

Bên cạnh đó cần định kỳ thực hiện tốt phân loại cây xanh, đề xuất hướng xử lý kịp thời đối với cây đã đến tuổi già cỗi, cây bị bệnh, cây hoặc một phần của cây dễ gãy đổ nhằm tránh gây tai nạn cho người, gây hư hỏng các phương tiện và công trình" - luật sư Nguyễn Thanh Đạm nói.

Quản cây xanh phải khoa học, trách nhiệm - Ảnh 1.

Cây me tây của Trường THCS Trần Văn Ơn ngã đổ làm bị thương nhiều người và hư hại nhiều tài sản

Nghiên cứu về tuổi cây xanh trong đô thị

Đại diện lãnh đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP HCM (thuộc Sở Xây dựng TP HCM) cho biết hiện nay đơn vị đang được giao quản lý khoảng 150.000 cây xanh trên toàn địa bàn thành phố. Theo đó, công tác chăm sóc, cắt tỉa cây xanh đô thị là một trong những chức năng, nhiệm vụ về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị mà đơn vị thực hiện thường xuyên và liên tục.

Nói thêm về việc cắt tỉa cây xanh đô thị, đại diện lãnh đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP HCM thông tin đã có quy định không được cắt tỉa cây xanh trong giờ cao điểm về giao thông. Do đó, đơn vị đã tăng cường nhân sự, phương tiện, thiết bị để thực hiện công tác này vào những khung giờ được phép. 

Vị này khuyến cáo đối với các cơ quan như trường học, bệnh viện…, cần phải thuê đơn vị chuyên ngành để chăm sóc, quản lý cây xanh trong khuôn viên. Bên cạnh việc chăm sóc cho cây phát triển tốt thì còn kịp thời phát hiện những vấn đề như sâu, bệnh, từ đó đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.

Theo TS Đinh Quang Diệp, nguyên Trưởng Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên - Trường Đại học Nông Lâm TP HCM, phương pháp khả thi nhất để tránh xảy ra các sự cố cây xanh chính là thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa cây, nhất là trước mùa mưa bão. Song song đó, cần có kế hoạch thay thế cây mới.

Theo TS Đinh Quang Diệp, cây sinh trưởng trong tự nhiên có thể lên đến 100 năm nhưng cây trồng trong đô thị thì tuổi thọ chỉ đạt từ 50-70 năm. "Tuổi thọ của cây xanh trong đô thị lúc nào cũng ngắn hơn nhiều so với cây trong tự nhiên. Phải có nghiên cứu bài bản về vấn đề này, từ đó có phương án thay mới cây xanh phù hợp, kịp thời" - TS Diệp đề xuất.

Ông Nguyễn Công Sơn, Trưởng Phòng Kỹ thuật - Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP HCM, cũng cho rằng cần có những nghiên cứu về độ tuổi của cây xanh đô thị, phân loại cụ thể với những nhóm cây nào thì sẽ có độ tuổi hợp lý để thay thế.

"Khi cây xanh được đốn hạ để thay thế cây mới đúng thời điểm thì số gỗ thu được có chất lượng tốt, có thể phục vụ cho xây dựng hoặc bán đấu giá, bổ sung vào ngân sách nhà nước. Còn đợi đến khi cây đã già cỗi, mục ruỗng như hiện nay mới được đốn hạ để thay thế thì chất lượng gỗ đã giảm, hiệu quả kinh tế không cao mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro" - ông Nguyễn Công Sơn phân tích.

Rà soát hệ thống cây xanh trong trường học

Ngay trong ngày xảy ra sự cố cây bật gốc ở Trường THCS Trần Văn Ơn, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương phối hợp với UBND quận 1 tổ chức thăm hỏi các em học sinh và người đi đường bị thương; nắm bắt lại tình hình sự việc, xác định trách nhiệm, báo cáo lại UBND TP HCM. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục rà soát công tác phòng chống lụt bão, thiên tai, hệ thống cây xanh trong nhà trường để bảo đảm an toàn cho học sinh, phụ huynh và giáo viên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo