xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quy trách nhiệm người đứng đầu

Huỳnh Hiếu - Sỹ Đông

Phải có người chịu trách nhiệm cụ thể thì vấn đề lấn chiếm vỉa hè, lề đường mới được giải quyết dứt điểm

Hoàng Trọng Quốc (Kỹ sư công nghệ):

Dùng luật pháp để chế tài

Vỉa hè là phần đường dành cho người đi bộ nên việc trả lại hè thông đường thoáng là cần thiết dù thật sự quá khó trong những đô thị ở nước ta. Việc này cũng nên triển khai ở tất cả quận, huyện và nhân rộng trong cả nước để tạo ý thức cho người dân trong việc tuân thủ luật giao thông cũng như tạo nền nếp, sự công bằng.

Khi một bộ phận người dân còn thiếu ý thức thì dùng luật pháp để chế tài mạnh là cần thiết. Luật đã ban hành, nghị định xử phạt cũng đã có hiệu lực, cái còn lại là cơ quan chức năng thực thi như thế nào, có tích cực giám sát và xử phạt hay không?

Vì vậy, trước hết cần phải thật sự kiên quyết trong xử lý, lập lại kỷ cương trật tự lòng lề đường, trả lại vẻ mỹ quan đô thị cho đường phố. Tiếp đó, phải làm liên tục, thường xuyên, đừng làm theo kiểu phong trào, chiến dịch rồi bỏ giữa chừng, vừa tốn kém tiền bạc, công sức vừa tạo thói quen đối phó, “lờn” luật. Việc này không khó, cứ quy trách nhiệm cụ thể, phường nào để tái diễn cảnh lấn chiếm lề đường, vỉa hè thì lãnh đạo phường phải bị kỷ luật, cách chức. Từ trên xuống dưới đều phải làm nghiêm túc, quyết liệt thì mới mong tình hình thay đổi theo chiều hướng tốt.

Tuy nhiên, lưu ý việc xử lý phải vận dụng đúng luật, lịch sự, văn minh mới mong nhận được sự đồng thuận và hợp tác của người dân.

Luật sư Nguyễn Văn Điệp (Đoàn Luật sư TP HCM):

Thay đổi ý thức người dân

Việc cho lắp các barie trên vỉa hè ở quận 1 chỉ là biện pháp kỹ thuật để đối phó với tình trạng người dân đi xe máy trên vỉa hè. Quản lý nhà nước cần dựa vào yếu tố là cái lợi nhiều hơn thì làm, không thể đòi hỏi tuyệt đối trong mọi trường hợp. Nếu quá cứng nhắc sẽ làm triệt tiêu tính “linh hoạt” của cơ quan quản lý nhà nước trước sự đổi mới không ngừng của cuộc sống. Trong khi không phải vấn đề nào pháp luật cũng điều chỉnh hay lường trước được.

Đối với tình trạng người dân đi xe máy trên vỉa hè, đó là vấn đề ý thức giao thông và thói quen xấu. Không lực lượng chức năng nào đủ quân số để có thể xử phạt cùng lúc trên nhiều tuyến đường vào giờ cao điểm… Cũng vì thế, trước mắt, việc áp dụng biện pháp barie như hiện nay là nên nhưng phải xem xét lại tính an toàn, chẳng hạn độ cao như thế đã hợp lý hay chưa và chỉ mang tính tạm thời. Để không cần phải dựng barie, quan trọng nhất là phải thay đổi được ý thức chấp hành luật giao thông của người dân.

Lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt trường hợp đậu ô tô trên vỉa hè Ảnh: Sỹ Đông
Lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt trường hợp đậu ô tô trên vỉa hè Ảnh: Sỹ Đông

Nguyễn Mai Anh (Giảng viên đại học):

Phải có người chịu trách nhiệm

Giải pháp đầu tiên và hữu hiệu nhất trong vấn đề dẹp nạn lấn chiếm lề đường, vỉa hè là tăng cường tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở và xử lý nghiêm sai phạm mỗi ngày. Với sự xuất hiện thường xuyên của cơ quan chức năng, người có ý định vi phạm chắc chắn sẽ “chùn tay”. Trên thực tế, một số địa phương hằng ngày vẫn ra quân nhưng chưa thực sự quyết liệt, thậm chí chỉ kiểm tra qua loa. Nhiều địa bàn giáp ranh, cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp mà đưa đẩy trách nhiệm trong việc xử lý dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”, còn người dân nhìn vào đó dễ có cơ sở để suy diễn về một hiện tượng tiêu cực nào đó.

Vấn đề quan trọng không kém là sự quyết tâm và những chỉ đạo chiến lược của lãnh đạo địa phương. Nếu không, dù lực lượng có đông đến mấy cũng khó mà giải quyết triệt để. Đặc biệt, cần phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu quản lý địa bàn. Việc gì cũng vậy, phải có một người chịu trách nhiệm cụ thể thì vấn đề sẽ được giải quyết dứt điểm. Việc ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lề đường rõ ràng trách nhiệm thuộc về chính quyền và cơ quan chức năng phụ trách địa bàn. Không ít lần TP, quận - huyện trực tiếp ra quân giải quyết các “điểm nóng” nhưng sau khi bàn giao cho phường thì đâu lại vào đó mà lãnh đạo phường thì không hề bị xử lý trách nhiệm gì.

Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền, định hướng và có quy hoạch hợp lý để người dân hiểu được như thế nào là sai trái và việc đó ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân và cộng đồng ra sao để họ tự thay đổi. Có như vậy thì nạn lấn chiếm vỉa hè, lề đường mới có thể loại bỏ được.

Quận 1 xử phạt xe đi trên vỉa hè

Trong 2 ngày 15 và 16-2, UBND quận 1 (TP HCM) tiếp tục ra quân xử phạt các trường hợp chạy xe máy, đậu ô tô trên vỉa hè. Theo đó, Đội Quản lý trật tự đô thị quận 1 phối hợp với lực lượng CSGT và công an quận chốt chặn ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Du (gần đường Cách Mạng Tháng Tám). Trong ngày đầu ra quân, lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt 108 trường hợp, với lỗi đi xe trên vỉa hè, người vi phạm bị xử phạt 350.000 đồng. Theo ghi nhận, rất nhiều trường hợp đi xe máy ngược chiều từ đường Cách Mạng Tháng Tám vào đường Nguyễn Du, khi bị lực lượng chức năng lập biên bản, đa số giải thích do đi vội nên leo lề cho nhanh. Một cán bộ xử lý cho biết những người vi phạm đều chấp nhận nộp phạt.

Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1, cho biết quận 1 sẽ tiếp tục tuần tra, xử phạt các trường hợp chạy xe trên vỉa hè. Trong 2 tháng đầu năm, quận 1 đã tổ chức nhiều đợt ra quân xử phạt người tiểu bậy, buôn bán, xây các công trình lấn chiếm lòng lề đường...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo