xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quyết đuổi nhà máy gây ô nhiễm

Tử Trực - Trần Thường

Chịu không nổi mùi hôi, khói bụi, tiếng ồn… dù đã nhiều lần yêu cầu doanh nghiệp khắc phục, người dân đã dùng nhiều cách để phản ứng, ngăn nhà máy hoạt động

Ngày 3-10, người dân sống xung quanh Nhà máy Chế biến thức ăn gia súc (CBTAGS) Quảng Ngãi (đóng tại Khu Công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất; thuộc xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tiếp tục phản ánh với Báo Người Lao Động về việc nhà máy gây ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngàn hộ dân xung quanh.

Liên tục phát tán mùi hôi

Theo người dân địa phương, từ khi Nhà máy CBTAGS Quảng Ngãi đi vào hoạt động đến nay đã liên tục phát tán mùi hôi thối. "Mùi hôi, tanh từ những nguyên liệu chế biến, cộng thêm tiếng ồn, khói thải khiến chúng tôi không thể chịu nổi, phải đóng cửa nhà suốt ngày hoặc chuyển đi nơi khác sống tạm. Chúng tôi đã liên tục kiến nghị nhà máy phải khắc phục nhưng họ vẫn phớt lờ" - anh Hà Duy T. (ngụ thôn Trung An, xã Bình Thạnh) bức xúc.

Cuối tháng 8-2017, hàng chục người dân kéo ra cổng nhà máy túc trực cả ngày lẫn đêm ngăn nó hoạt động. Sau đó, ngành chức năng huyện Bình Sơn đã đến kiểm tra, yêu cầu nhà máy ngưng hoạt động, khắc phục tình trạng ô nhiễm mùi hôi.

Quyết đuổi nhà máy gây ô nhiễm - Ảnh 1.

Người dân dựng lều, túc trực không cho nhà máy thép hoạt độngẢnh: Trần Thường

Đến ngày 12-9, sau khi tổ chức họp dân và hứa khắc phục tình trạng ô nhiễm, nhà máy hoạt động trở lại. Tuy nhiên, đến ngày 30-9, người dân tiếp tục kéo lên yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động vì mùi hôi tanh phát tán nặng nề. Thậm chí, họ còn đổ đất đá trước cổng nhà máy để ngăn nó hoạt động.

Ông Nguyễn Võ, Trưởng Công an xã Bình Thạnh, cho biết từ khi nhà máy đi vào hoạt động đến nay đã liên tiếp gặp sự phản đối của người dân. "Người dân đã gần chục lần kéo đến yêu cầu nhà máy khắc phục ô nhiễm. Mấy hôm nay, người dân liên tục phản ứng nên nhà máy đã ngưng hoạt động" - ông Võ thông tin.

Còn theo ông Đỗ Văn Lập, Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, phản ứng của người dân là hoàn toàn chính đáng. "Từ khi đi vào hoạt động, nhà máy đã phát tán mùi hôi, gây bức xúc cho người dân. Tuy nhiên, về phía doanh nghiệp cũng đang tích cực khắc phục, thay đổi công nghệ. Người dân cần thông cảm để họ khắc phục dần dần, không nên có hành động thái quá" - ông Lập kêu gọi.

Dựng lều "cấm cửa"

Cũng chịu không nổi tình trạng ô nhiễm, hơn 3 tháng qua, người dân phường Điện Nam Đông (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) dựng một lều bạt trước cổng Nhà máy Thép Việt Pháp (thuộc Công ty TNHH Thép Việt Pháp - Cụm Công nghiệp Thương Tín 1, phường Điện Nam Đông) để phản ứng, không cho hoạt động. Bất kể mưa hay nắng, người dân thay phiên nhau túc trực với quyết tâm đuổi được nhà máy thép đi khỏi địa phương. Họ góp tiền mua gạo, thức ăn, thổi cơm ăn ngủ ngay tại lều bạt.

Người dân cho biết từ khi nhà máy thép đi vào hoạt động, hằng ngày họ phải chịu đựng khói bụi, mùi hôi và tiếng ồn nên nhiều lần dựng lều phản ứng, không cho hoạt động. Sau mỗi lần như thế, chính quyền địa phương đến đối thoại, hứa hẹn nhưng rồi nhà máy vẫn không di dời, trong khi mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Lần gần nhất, ngày 25-7, chính quyền thị xã Điện Bàn tổ chức đối thoại, truyền đạt thông báo của ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, rằng việc di dời phải có thời gian, lộ trình và đồng ý cho nhà máy tiếp tục sản xuất đến trước ngày 31-12-2019. Không đồng ý, người dân dựng lều "cấm cửa" nhà máy.

Được biết, Nhà máy Thép Việt Pháp hoạt động từ năm 2012, được cấp phép 50 năm, công suất 48.000 tấn/năm. Sau một thời gian đi vào hoạt động và nhiều lần bị người dân phản ứng vì ô nhiễm, tháng 1-2015, tỉnh Quảng Nam có kế hoạch di dời. Ban đầu, dự định dời nhà máy đến huyện Đại Lộc nhưng huyện này không đồng ý. Tháng 9-2016, thông tin tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương đưa nhà máy thép đến huyện Nam Giang, khu vực thượng nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn, khiến dư luận lo ngại, phản ứng. Từ đó đến nay, nhà máy này lâm vào cảnh "đi không được, ở cũng không xong" và dường như ngừng hoạt động đã 3 tháng nay.

Theo ông Trần Úc, Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, hiện khó khăn lớn nhất là phía doanh nghiệp yêu cầu phải hỗ trợ gần 130 tỉ đồng mới di dời. Trước mắt, huyện sẽ tiếp tục vận động bà con tháo dỡ lều trại trong thời gian chờ giải quyết.

Mời đoàn kiểm tra đánh giá lại

Bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Huyện ủy Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết UBND huyện Bình Sơn đã thành lập đoàn kiểm tra đánh giá mức độ ô nhiễm của Nhà máy CBTAGS Quảng Ngãi. Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra đến hiện trường thì ghi nhận không có mùi hôi phát tán.

"Nhà máy đang trong giai đoạn chạy thử, bây giờ người dân tiếp tục phản ứng, phải mời đoàn kiểm tra đánh giá lại. Quan điểm của chúng tôi là nếu nhà máy gây ô nhiễm thì phải di dời, giải tỏa không bồi thường. Còn nếu người dân có hành động thái quá, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật" - bà Thư nói.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo