xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sở GD-ĐT "cản" nguồn kinh phí được hỗ trợ ?

Hoàng Thanh

Được phân bổ hơn 33 tỉ đồng mua sắm trang thiết bị dạy học và sửa chữa cơ sở vật chất cho các trường THPT trực thuộc nhưng giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai lại chỉ đạo dừng việc này

Câu chuyện "lạ lùng" này đã gây ra nhiều xôn xao trong dư luận ngành giáo dục tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, trước những câu hỏi liên quan đến vấn đề phân bổ nguồn kinh phí 33,03 tỉ đồng cho các trường trực thuộc chưa được triển khai, ông Huỳnh Minh Thuận, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai, đã từ chối trả lời.

Đúng mục đích chi, vẫn yêu cầu dừng

Tháng 1-2017, Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai ra quyết định yêu cầu 37 trường trực thuộc lập dự toán thu chi ngân sách năm 2017. Sau đó, các trường đã lập dự toán với tổng kinh phí cần cho việc mua sắm trang thiết bị dạy học và sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ tổng cộng 33,03 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngày 27-2, dù chưa có ý kiến của cấp trên, ông Thuận ký văn bản yêu cầu các trường dừng triển khai việc mua sắm, sửa chữa, xây dựng. Tiếp đó, ông Thuận có công văn gửi Sở Tài chính tỉnh Gia Lai hỏi việc phân bổ số tiền trên để mua sắm trang thiết bị đồ dùng, sửa chữa, xây dựng có đúng nội dung chi và mục đích chi hay không?

Ngày 18-4, ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, cùng các bên liên quan đã có buổi họp nghe Sở GD-ĐT báo cáo việc phân bổ, triển khai thực hiện dự toán năm 2017. Sau đó, Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai đã ra Văn bản 836/VP-KT thông báo ý kiến chỉ đạo của ông Hoàng là không phân bổ nguồn kinh phí 33,03 tỉ đồng để trang bị đồ dùng dạy học, sửa chữa, xây mới tại các trường lớp vì: "Trong dự toán chi ngân sách năm 2017 đã bố trí 8 tỉ đồng kinh phí sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ trường lớp và 30 tỉ đồng kinh phí đầu tư trường học thông minh theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia". Trên cơ sở đó, ông Thuận tiếp tục ký văn bản yêu cầu các trường dừng ngay việc mua sắm, sửa chữa trường lớp với lý do "thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh".

Trong khi đó, Sở Tài chính cho biết việc phân bổ hơn 29,7 tỉ đồng (đã trừ tiết kiệm 10% để thực hiện cải cách tiền lương) là đúng nội dung chi, mục đích chi. Cũng theo Sở Tài chính, khoản kinh phí 38 tỉ đồng không trùng với khoản kinh phí 33,03 tỉ đồng như công văn của Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai trước đó.

Sở GD-ĐT cản nguồn kinh phí được hỗ trợ ? - Ảnh 1.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động (phải), ông Huỳnh Minh Thuận lấy lý do từ chối nhiều câu hỏi liên quanẢnh: Nam Phong

Thiếu thốn đủ bề

Theo ông Nguyễn Tấn Đức, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Gia Lai, việc không phân bổ 33,03 tỉ đồng đã gây thiệt thòi cho các trường và học sinh bởi trang thiết bị vật chất của tỉnh Gia Lai rất thiếu thốn. Một lãnh đạo HĐND tỉnh Gia Lai cũng cho rằng nếu hết hạn triển khai, nguồn kinh phí bị cắt thì giám đốc sở sẽ phải chịu trách nhiệm trong vấn đề này.

Ông Nguyễn Chương, Hiệu trưởng Trường THPT Pleiku, cho biết yêu cầu mua sắm đồ dùng dạy học, sửa chữa vật chất của trường rất là cấp thiết. Hiện các khu vệ sinh của Trường THPT Pleiku bị hư hỏng, nước rò rỉ thấm vào tường các phòng học rất ô nhiễm. Ngay cả phòng bảo vệ của nhà trường bị hư hỏng, đã xin nhiều năm, nay mới được duyệt cấp kinh phí để xây dựng thì lại bị dừng. "Nếu có kinh phí, trường sẽ sửa ngay, đỡ vất vả cho học sinh nhiều lắm" - ông Chương nói và kể thêm nhà thi đấu cũng mới chỉ có nhà vệ sinh tạm trong khi nơi đây thường xuyên tập trung vài trăm học sinh nên không thể đáp ứng được nhu cầu vệ sinh của các em.

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai đã được xây dựng 25 năm, đến nay nhiều hạng mục, phòng học của trường đã xuống cấp. "Bàn ghế, giường nằm trong khu ký túc xá của 400 em có từ khi được thành lập trường đến nay đã hư hỏng. Mong muốn của nhà trường là được trang bị lại bàn ghế cho đúng chuẩn và có giường mới phục vụ cho các em nhưng không có kinh phí" - ông Võ Thành Nguyên, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai, nói.

Không chỉ tại những trường nêu trên, việc mua sắm trang thiết bị và sửa chữa, xây dựng một số hạng mục cũng là yêu cầu cấp thiết của 37 trường THPT trực thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai. Việc Sở GD-ĐT tỉnh dừng triển khai mua sắm, sửa chữa không chỉ khiến các trường, học sinh khó khăn trong công tác giảng dạy, học tập mà có nguy cơ bị cắt vốn vì không thực hiện triển khai đúng thời gian quy định. 

Không có chuyện tư lợi cá nhân?

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Huỳnh Minh Thuận thừa nhận việc không phân bổ kinh phí mua sắm, sửa chữa cho các trường học sẽ gây thiệt thòi cho học sinh. Về những ý kiến dư luận cho rằng việc yêu cầu các trường dừng triển khai mua sắm, sửa chữa, xây dựng là do Sở GD-ĐT tỉnh muốn gom về một mối để đơn vị làm chủ đầu tư nhằm "tư túi", ông Thuận khẳng định hoàn toàn không có việc này. "Nếu có ý kiến như vậy là xúc phạm Sở GD-ĐT, xúc phạm cá nhân tôi" - ông Thuận nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo