icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thận trọng khi đưa hình ảnh con lên mạng

Phạm Dũng

Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ từ 7 tuổi trở lên và của cha mẹ, người giám hộ là hành vi trái pháp luật

Luật Trẻ em năm 2016 vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực từ ngày 1-6-2017, được dư luận quan tâm bởi có nhiều quy định mới, đặc biệt là các hành vi vi phạm quyền trẻ em bị nghiêm cấm mà đôi khi vì thiếu hiểu biết, nhiều bậc phụ huynh đã có hành vi trái pháp luật.

Tôn trọng quyền cơ bản của trẻ em

Trao đổi về vấn đề này, luật sư (LS) Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM), cho biết nếu Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 tiếp cận theo đối tượng, đáp ứng các nhu cầu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì Luật Trẻ em năm 2016 tiếp cận một cách có hệ thống, bảo đảm quyền cho mọi trẻ em và bảo vệ trẻ em theo nhiều cấp độ, từ phòng ngừa, hỗ trợ giảm thiểu rủi ro cho tới can thiệp. Việc bảo vệ các quyền của trẻ em nhờ đó sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn.

Luật Trẻ em năm 2016 bảo đảm quyền cho mọi trẻ em, bảo vệ trẻ em theo nhiều cấp độ. Trong ảnh: Trẻ học kỹ năng phòng cháy chữa cháy tại Công viên Tao Đàn (TP HCM) Ảnh: Hoàng Triều
Luật Trẻ em năm 2016 bảo đảm quyền cho mọi trẻ em, bảo vệ trẻ em theo nhiều cấp độ. Trong ảnh: Trẻ học kỹ năng phòng cháy chữa cháy tại Công viên Tao Đàn (TP HCM) Ảnh: Hoàng Triều

“Ví dụ, Luật Trẻ em năm 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm cụ thể tại điều 6 như sau: “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”. Điều 21 quy định: “Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư”. Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật” - LS Công phân tích.

TS-LS Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích thêm về điều 51 Luật Trẻ em: Luật quy định trách nhiệm bảo vệ trẻ em thuộc về toàn xã hội, bao gồm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cơ sở giáo dục, gia đình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền… cùng nhau phối hợp trong việc cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố cáo hành vi xâm hại trẻ em (bao gồm các vấn đề về tâm lý, thể chất và đời sống tinh thần của trẻ em). Đặc biệt, Chính phủ sẽ tiến hành thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lý thông tin liên quan đến hành vi xâm hại trẻ em.

“Việc xử lý đối với hành vi xâm hại trẻ em không chỉ căn cứ vào quy định Luật Trẻ em năm 2016 mà còn căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan như Bộ Luật Dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ Luật Hình sự… Có như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em mới được bảo đảm đúng mức” - LS Trạch nói.

Cấm đưa hình ảnh tiêu cực

Phân tích thêm về quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình…, LS Nguyễn Thành Công nói thêm không phải tất cả hành vi đưa hình ảnh con em lên các trang thông tin cá nhân, trang mạng xã hội đều là vi phạm pháp luật. “Chỉ khi những hành vi này vi phạm các quy định của pháp luật như Bộ Luật Dân sự, Luật Trẻ em về quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, về quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Về mức xử phạt, nếu vi phạm pháp luật dân sự thì có thể xử lý theo các quy định của Bộ Luật Dân sự. Riêng Luật Trẻ em năm 2016 chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nào quy định chi tiết về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm có liên quan đến luật này. Để xử lý vi phạm hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý về hành vi nói trên hiện tại là chưa thể vì chưa có hướng dẫn xử lý, định nghĩa, định lượng, mức độ vi phạm…” - LS Công cho biết.

LS Hoàng Cao Sang (Đoàn Luật sư TP HCM), lưu ý pháp luật chỉ cấm đưa hình mang tính tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, danh dự... của trẻ. “Ví dụ cha mẹ đánh đập con cái rồi đưa hình, đưa clip lên Facebook nhằm làm nhục con cái. Mấy ngày gần đây có một đoạn clip quay cảnh bố mẹ lột quần con khi con đi chơi game về rồi đưa lên Facebook. Tôi cho rằng trường hợp này hoàn toàn có cơ sở để khởi tố đối với bố mẹ cháu bé về tội làm nhục người khác theo điều 221 Bộ Luật Hình sự” - LS Sang nói.

Để luật đi vào cuộc sống...

Theo LS Nguyễn Thành Công, để Luật Trẻ em năm 2016 được đi vào cuộc sống, tất cả cá nhân và tổ chức phải ý thức rằng quyền trẻ em là thực sự quan trọng, cần thiết; phải có trách nhiệm trong việc phối hợp quản lý, giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu, thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em theo quy định của luật này. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng cần phối hợp hành động, đề ra các phương án, phương hướng để tuyên truyền, phổ biến cũng như cụ thể hóa các quy định của luật nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền và bổn phận của trẻ em, bảo đảm luật được thực hiện chứ không phải mang tính hình thức.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo