xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trả giá quá đắt

Phạm Hồ

Thiếu đầu tư nâng cấp hầm lò, công nhân ngành khai thác than, khoáng sản lắm lúc phải đổi mạng mới có được những vỉa than giá trị

Sáu người tử nạn trong hầm lò ở Công ty Than Đồng Vông, tỉnh Quảng Ninh thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vào đêm 15-1 một lần nữa dấy lên mối lo ngại về an toàn lao động đối với công nhân ngành than. Sáu người tử vong, 6 gia đình tang thương trong dịp cận Tết là cái giá quá đắt cho những đồng lương vốn không phải là cao của công nhân ngành này.

Trước đó không lâu, một vụ tai nạn khác cũng ở mỏ than của Công ty Than Đồng Vông đã làm 3 người tử vong. Theo thống kê của ngành này, từ đầu năm 2013 đến nay, các vụ tai nạn dưới hầm lò khai thác than đã làm chết gần 40 người. Bạn đọc Trần Thế Tân thốt lên: “Con số thật khủng khiếp. Nhưng đáng lo ngại hơn là tỉ lệ người chết vì tai nạn hầm lò hằng năm không hề giảm và biện pháp căn cơ để ngăn chặn những tai nạn như thế này vẫn chưa thực hiện được”.

Trả lời báo chí sau vụ tai nạn thương tâm trên, chính ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho rằng hoạt động khai thác than luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn lao động. Một số vụ tai nạn cho thấy lỗi chủ quan của lãnh đạo, điều hành sản xuất. Còn một giám đốc công ty khai thác than cũng nói thẳng: Khai thác kiểu thủ công thì tai nạn là tất yếu.

Nhiều bạn đọc đặt vấn đề: Cả hai nguyên nhân trên khắc phục được không? Tất nhiên là được. Thế tại sao lãnh đạo Vinacomin không hạn chế được những tai nạn liên tục xảy ra trong ngành mình mà để công nhân phải trả giá bằng mạng sống? Câu hỏi này không ai khác chính lãnh đạo Vinacomin phải trả lời. Làm sao có thể chấp nhận được bao nhiêu lò than đang hoạt động hiện nay vẫn còn khai thác kiểu thủ công như mấy chục năm về trước! Những nguy cơ xảy ra tai nạn chết người luôn rình rập công nhân chắc rằng lãnh đạo các công ty thừa biết nhưng biện pháp ngăn ngừa thì đến nay vẫn chưa hiệu quả.

Theo báo cáo của Vinacomin, doanh thu năm 2013 của tập đoàn này là 100.000 tỉ đồng, lãi 3.000 tỉ đồng. Với mức lãi như trên thì tại sao không đầu tư nâng cấp trang thiết bị để có thể khai thác than một cách hiện đại, tăng năng suất, giảm rủi ro như các nước tiên tiến đang làm? Đối với lỗi chủ quan của lãnh đạo, điều hành thì Vinacomin đã rút kinh nghiệm được đến đâu, ai chịu trách nhiệm? Những vấn đề trên không được Vinacomin giải đáp thì công nhân còn phải trả giá đắt. Đừng để những đồng lãi của tập đoàn này làm ra phải thấm máu của công nhân và nước mắt người thân của họ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo