xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử cán bộ tham nhũng quá khó!

Phạm Hồ

(NLĐO)- Ngay cả những cán bộ chủ chốt còn phải “thở dài” với công tác phòng chống tham nhũng thì người dân còn biết tin vào đâu?

“Dân 2 triệu thì đi tù, còn cán bộ mấy tỉ thì án treo”. Phát biểu của Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc Ksor Phước khi thảo luận về phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18-9 đã nói thẳng và rất chính xác về công tác phòng chống tham nhũng hiện nay. Nhiều bạn đọc cho rằng công tác phòng chống tham nhũng cần phải làm mạnh chứ đừng nói nhiều nữa.

Chùn tay với tham nhũng

Nhiều bạn đọc bày tỏ từ nhiều năm qua, tham nhũng đã trở thành quốc nạn. Ai cũng thấy, hầu như nơi nào cũng có, cơ quan chức năng cũng điều tra không ít vụ... nhưng thực tế, công tác này chưa hiệu quả. Tham nhũng ngày càng tràn lan, bén rễ đến từng cơ sở, địa phương. Ngay cả Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan sau chuyến khảo sát về bảo hiểm y tế cũng phải thốt lên: “Người ta ăn của dân không từ thứ gì”.  
img
Người dân mong muốn tham nhũng phải được xử nghiêm.
Trong ảnh: Nguyên chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, TP HCM
Nguyễn Văn Khỏe hầu tòa vì tham nhũng đất đai. Ảnh: Phạm Dũng 
   
Bạn đọc lấy tên Dân Đen nhìn nhận: Đã bao nhiêu lần họp hành rồi, chúng ta luôn nhận được các phản ứng tích cực của đại biểu nhưng sau đó thì đâu lại vào đấy, những vụ tham nhũng xử được không nhiều. Tham nhũng, tham ô vẫn nhởn nhơ hằng ngày.

Không ít bạn đọc bày tỏ sự thất vọng với công tác phòng chống tham nhũng. Nhiều vụ tham nhũng lớn, gây thất thoát cho ngân sách nhiều, tác động xấu cho xã hội nhưng việc xử lý kéo dài, không có kết quả. Thậm chí, người tham nhũng vẫn an nhiên tại vị như thách thức xã hội.
 
Bạn đọc Hoàng Lành kể: “Chỗ tôi cách đây mấy tháng có một anh cán bộ xóa đói giảm nghèo xã ăn bớt tiền của dân 3,8 triệu đồng bị tù giam 12 tháng. Còn 2 cán bộ huyện kê khống lấy tiền nhà nước hơn cả trăm triệu mỗi người nhưng chỉ bị khiển trách về Đảng và chuyển công tác từ trưởng phòng này sang trưởng phòng khác để tạo điều kiện "sửa chữa sai lầm, khuyết điểm". Làm sao dân chúng tôi phục?”.

Thẳng thắn với vấn đề này, bạn đọc Gốc Xù nói: “Hơn 20 năm nay rồi nghe mãi điệp khúc "chống tham nhũng từ thắt lưng trở xuống". Quá buồn. Đời sống người dân còn quá khổ, những chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế bị xà xẻo... Thất bại trong công tác chống tham nhũng thì những chính sách chăm lo cho người dân dễ dàng bị lợi dụng làm giàu cho một số ít người”.

Nương nhẹ chính là thỏa hiệp

Trước ý kiến của Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hải Phong “có địa phương đưa ra 804 vụ nhưng chỉ xử được vài vụ rồi chỉ xử lý hành chính”, nhiều bạn đọc bức xúc: “Vậy thì đâu có gì gọi là chống tham nhũng? Tại sao không phân tích rõ vì sao chỉ xử được vài vụ, chỉ xử lý hành chính? Ai can thiệp để các vụ án tham nhũng chìm xuồng, biện pháp gì ngăn chặn?".

Bạn đọc Hải Thanh phân tích: Lỗi này chính ở các cơ quan chức năng. Xử tham nhũng mà bị quá nhiều tác động và dễ dàng bị tác động như thế thì người dân có quyền nghi ngờ đối với cơ quan phòng chống tham nhũng. Một người tham nhũng mà không bị xử lý thì người khác dễ dàng muốn tham nhũng. Cấp lớn tham nhũng không bị xử lý thì cấp nhỏ sẽ “góp mặt” tham nhũng.
img
Bị cáo Trần Minh Long, nguyên kế toán trưởng Kho bạc Nhà nước huyện Nhà Bè - TPHCM
bị tuyên tử hình về tội tham ô tài sản và đánh bạc. Ảnh: Phạm Dũng

Bạn đọc Thanh Liêm ví dụ: “Dân gian thường nói con mèo tha cục mỡ thì đánh chí chết, còn con cọp bắt cả con heo thì chẳng dám làm gì, có người phải lập cả miếu thờ. Chỉ có xử lý triệt để, áp dụng hình phạt cao nhất đối với tội tham nhũng thì mới răn đe được hành vi này. Nương nhẹ với tham nhũng đồng nghĩa với thỏa hiệp với vấn nạn này và không quá khó hiểu vì sao tham nhũng đến nay đã trở thành quốc nạn”.
 

Hãy tử hình vài vụ để răn đe

Tôi nhớ không lầm thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông nói cán bộ tham nhũng 300 triệu đồng trở lên là tử hình. Với thực tế hiện nay, nếu áp dụng quy định này triệt để thì tôi tin rằng những kẻ tham nhũng phải chùn tay
(Bạn đọc Tú Lơ).

Bỏ tử hình tội tham nhũng thì không cách gì giảm tham nhũng. Suy nghĩ “một người làm quan cả họ được nhờ”, “tham nhũng một lần rồi nghỉ việc cũng được”... đang ngày càng phổ biến và phát triển thành “tham nhũng nhưng hạ cánh an toàn”, “tham nhũng vẫn an nhiên tại vị”... Người dân lo lắm thay
(Bạn đọc Năm Xã Hội).

 

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo