xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bệnh viêm tai giữa gia tăng trong mùa mưa

Thùy Dương

Tai - Mũi - Họng.- Hàng năm, vào mùa mưa, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em gia tăng. Chỉ trong tháng 6 vừa qua, riêng Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) tiếp nhận điều trị cho 582 trường hợp, tăng gần 200 trường hợp so với lượng bệnh trung bình mỗi tháng trước đó. Bệnh viêm tai giữa nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, viêm não, viêm màng não, giảm thính lực...

Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM

Mỗi ngày khám cho khoảng 50 trẻ mắc bệnh viêm tai giữa

Bác sĩ Cao Minh Thức, Khoa Tai Mũi Họng- Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM, cho biết số trẻ mắc bệnh viêm tai giữa đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong vài tuần qua chiếm khoảng 30% tổng số trẻ đến khám tại đây, nghĩa là mỗi ngày có khoảng 50 trẻ. Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm tai giữa là do trước đó trẻ bị viêm mũi - họng, viêm đường hô hấp trên nhưng gia đình chủ quan không đưa đi điều trị làm bệnh ngày càng nặng hơn.

Mới mười bốn tuổi, cô gái tên Nguyễn Thị Thanh D. ở Bình Định đã không thể biểu hiện cảm xúc trên một nửa gương mặt được nữa. Mặt D. bị liệt, méo mó một bên, tai phải điếc, mắt nhắm không kín, tiên lượng còn có thể sẽ bị động kinh... Đó là những biến chứng của bệnh viêm tai giữa- bệnh mà  D. đã mắc phải nhưng rất tiếc đã không phát hiện sớm.

Cháu Ông Văn Q., 10 tuổi, ở Bạc Liêu bị chảy mủ tai từ nhỏ nhưng cũng không được gia đình đưa đi điều trị. 10 ngày trước khi nhập viện, cháu bắt đầu sốt, tai đau và chảy mũ, sau đó tri giác lơ mơ, nhức đầu, ói mửa dữ dội. Các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm màng não do viêm tai, theo dõi biến chứng áp xe não. Chụp phim CT phát hiện  cháu có 1 áp xe não ngoài màng cứng dẫn vào não thất. Cả 2 trường hợp trên đều nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) vào những ngày đầu tháng 7-2003.

30% trẻ dưới 6 tuổi bị viêm tai giữa

Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng Khoa Tai - Mũi - Họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, cho biết: Bệnh viêm tai giữa rất thường gặp ở trẻ em, 30% số trẻ dưới 6 tuổi mắc bệnh này ít nhất 1 lần. Số trẻ mắc bệnh viêm tai giữa đặc biệt tăng cao trong mùa mưa vì độ ẩm nhiều và lạnh hơn khiến tỉ lệ nhiễm trùng đường hô hấp tăng cao. Tai giữa thông với vòm mũi họng vì thế cũng dễ bị nhiễm trùng. Vào các tháng không mưa, trung bình chỉ có khoảng 400 trẻ mắc bệnh viêm tai giữa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, nhưng tháng 6-2003, số trẻ mắc bệnh này lên tới 582 trẻ.

Khi mắc bệnh viêm tai giữa, trẻ lớn (từ 3 tuổi trở lên) sẽ có những triệu chứng sốt, đau tai, ù tai, nghe kém, chảy mủ tai. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi  không biết kêu đau tai mà chỉ lấy tay ngoáy vào lỗ tai, lăn lóc, khóc ré từng cơn kèm theo bỏ bú, biếng ăn, tiêu chảy.

Đợt viêm tai giữa cấp thường xảy ra vào ban đêm nên trẻ mắc bệnh này thường khóc thét trong đêm. Nhiều bà mẹ đã đưa con đến bệnh viện vì tưởng có con gì chui vào lỗ tai trẻ. Nếu được điều trị ngay, thì chỉ 24 giờ sau trẻ hết đau tai, 3 ngày tiếp theo màng nhĩ không còn sưng đỏ, trở lại bình thường.  Các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi trong khoảng 10-15 ngày, nếu không có phản ứng gì, trẻ sẽ được ngưng uống thuốc.

Những biến chứng nguy hiểm: áp xe não, viêm màng não...

Trong trường hợp trẻ mắc bệnh viêm tai giữa nhưng không được phát hiện, điều trị đúng cách, 24 giờ sau khi trẻ sốt, kêu đau, màng nhĩ sẽ tụ mủ gây thủng màng nhĩ, sức nghe của trẻ giảm 30%. Riêng với trẻ dưới 12 tháng tuổi có thể sẽ bị viêm màng não. Ngày kế tiếp, khi mủ trong tai vỡ ra, trẻ thường ngoan ngoãn nằm im do đã bớt đau, hạ sốt nhưng sau đó sốt lại và mủ tiếp tục chảy. Đến  lúc này mà người mẹ vẫn không phát hiện ra con mình mắc bệnh để đưa đi điều trị, mủ sẽ ăn sâu vào vùng sau tai làm viêm nặng vùng tai (ở trẻ sơ sinh trong trường hợp này dễ bị sưng luôn vùng sau tai), để lâu sẽ gây những biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm màng não.

Phát hiện sớm, đi khám và uống thuốc theo chỉ dẫn

Khi thấy trẻ có mủ trong tai chảy ra, thường các bà mẹ sẽ đưa con đi khám bệnh. Lúc khám xong, bác sĩ dặn cho trẻ uống thuốc từ 10-15 ngày, nhưng sai lầm của các bậc cha mẹ là sau 3 ngày cho trẻ uống thuốc, thấy trẻ hết đau, tai trẻ khô, các bà mẹ yên tâm ngỡ con mình đã khỏi và tự ý ngưng không cho trẻ uống thuốc, ngày bác sĩ hẹn tái khám họ cũng quên luôn. Do không được uống thuốc đúng liều để trị dứt bệnh nên tình trạng nhiễm trùng vẫn âm ỉ trong tai, tai trẻ lại tiếp tục chảy mủ. Điều trị kiểu vậy nhiều lần, trẻ sẽ bị viêm xương chũm, nguy cơ bị biến chứng nội sọ, viêm não, viêm màng não.

Bác sĩ Sơn nhấn mạnh, số trẻ mắc bệnh viêm tai giữa đặc biệt tăng cao khi mùa mưa đến. Người mẹ cần để ý chăm sóc trẻ nhiều hơn để phát hiện sớm những triệu chứng kể trên. Gặp trường hợp trẻ mắc bệnh phải cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên chủ quan "định bệnh" rồi tự ý ngưng thuốc. Hệ thống tai giữa nằm sâu bên trong nên chỉ bác sĩ chuyên khoa mới kết luận được trẻ đã khỏi bệnh hay chưa và có cách điều trị thích hợp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo