xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận

Ý Linh

(NLĐO) – Người đến xin xăm thẻ đặt nhiều hy vọng, niềm tin vào những điều tốt đẹp đến với bản thân, gia đình trong năm mới.

Chùa Bà Thiên Hậu (hay còn gọi là Kim Sơn Thiên Hậu cung) là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo được tạo lập vào nửa đầu thế kỷ XVIII, đến nay vẫn trầm mặc với thời gian. 

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận- Ảnh 1.

Chùa Bà Thiên Hậu thờ Thiên Hậu thánh mẫu và các vị thần linh khác theo phong tục tập quán của người Hoa định cư bên bờ sông Lũy (con sông chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận trước khi đổ ra Biển Đông) nay thuộc xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận- Ảnh 2.

Tháng 11-2016, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh với chùa Bà Thiên Hậu.

Theo Ban trị sự chùa, Bà Thiên Hậu là nhân vật lịch sử có thật với nhiều phép nhiệm màu, chuyên giúp đỡ mọi người.

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận- Ảnh 3.

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận- Ảnh 4.

Một người dân tộc Chăm đến chiêm bái tại chùa Bà Thiên Hậu

Bà Thiên Hậu (hay Thiên Hậu Thánh Mẫu; tục xưng là Bà) sinh năm 960, là con gái thứ 6 của ông Lâm Nguyện ở huyện Bổ Điền, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Khi ra đời, Bà đã có hào quang và hương thơm khác thường. Bà thường "thặng tịch độ hải - thặng vân du các hải đảo" (hiểu là cưỡi chiếu lướt biển, cưỡi mây ngao du khắp thiên hạ). Từ nhỏ bà đã rất thông minh, có pháp lực, hay giúp đỡ các thuyền bè đánh cá, đi biển.

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận- Ảnh 5.

Đến ngày 9-9-987, Bà thăng thiên. Về sau, nhân gian các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh (Trung Quốc) thường gặp Bà hiển linh, mặc nhung gấm bào, bay bổng trên mặt biển để cứu nạn thiên tai. 

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận- Ảnh 6.

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận- Ảnh 7.

Chùa Bà Thiên Hậu vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu Hán Nôm có giá trị về văn hóa, lịch sử

Vua Nguyên, Minh (Trung Quốc) phong Bà là "Thiên Phi". Vua Khang Hy triều Thanh phong thần Bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu". Danh hiệu này được phụng tự và truyền mãi đến đời nay. Các đời vua Việt Nam như Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh phong tặng Bà danh hiệu "Hộ quốc phi thượng đẳng thần".

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận- Ảnh 8.

Tư liệu về lai lịch Thiên Hậu Thánh Mẫu

Tháng 11-2016, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh cho ngôi chùa. Theo đó, chùa Bà Thiên Hậu vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu Hán Nôm có giá trị về văn hóa, lịch sử như các bộ sưu tập tượng cổ, bia đá, hoành phi, câu đối… phản ánh quá trình di cư, tạo lập cuộc sống của người Hoa bên bờ Sông Lũy và quá trình xây dựng chùa Bà. Đặc biệt, chùa Bà còn gìn giữ được 5 sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng cho Thiên Hậu thánh mẫu và những vị thần được thờ tại di tích.

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận- Ảnh 9.

Ngoài các giá trị về vật thể, chùa Bà còn chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa phi vật thể phản ánh đời sống, sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương. Hằng năm, di tích diễn ra 2 kỳ tế lễ lớn là lễ hội vía Đức Quan Thánh vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch và lễ hội vía Bà được tổ chức trong các ngày 22, 23 tháng Ba Âm lịch. 

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận- Ảnh 10.

Người Hoa, Việt lẫn người Chăm và các dân tộc anh em trong vùng cùng nhiều nơi khác đến chiêm bái

Những ngày đầu năm mới, chùa Bà Thiên Hậu (xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) đón hàng ngàn lượt người đến chiêm bái, viếng thăm. Phần lớn là người dân địa phương. Tại đây, người Hoa, Việt lẫn người Chăm và các dân tộc anh em trong vùng cùng nhiều nơi khác đến chiêm bái. 

Bên trong ngôi chùa độc đáo ở Bình Thuận- Ảnh 11.

Luận giải xăm thẻ tại chùa

Tìm đến Bà, người ta mang theo cả tâm tư, ước vọng và niềm tin vào một cuộc sống bình an, may mắn. 

Sau khi dâng hương xong, nhiều người còn làm thủ tục xin xăm, xin keo ở chánh điện thờ Bà. Các quẻ xăm ở đây được đánh số thứ tự từ 1 đến 100, cho biết thần ý về "cưới gả, bệnh tật, cầu tài, bổn mạng, gia đạo, mưu sự, cầu quan, xuất hành, kiện cáo và mất trộm" trong năm của gia đình. Sau đó, sẽ có người tại chùa luận giải quẻ xăm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo