xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mọi công dân đều có thể sang lao động tại Cộng hòa Séc

Trọng Duy

LAO ĐỘNG.- Không hạn chế thời gian làm việc tại Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, không được phép thông qua môi giới

Như tin đã đưa, ngày 27-11 tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB-XH đã ký kết văn bản thỏa thuận với Bộ Lao động và Các vấn đề xã hội của Cộng hòa Séc “nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân hai nước sang làm việc trên lãnh thổ của nhau”. Sự kiện này mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ hợp tác về lao động giữa hai nước, đồng thời tạo ra những thuận lợi cho người lao động (NLĐ) VN có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài và sự ổn định về cuộc sống cho NLĐ VN đang sinh sống tại Cộng hòa Séc.
 
20.000 lao động VN ở Cộng hòa Séc sẽ có giấy tờ hợp pháp

Theo Hiệp định Hợp tác lao động giữa VN và Tiệp Khắc (cũ), từ năm 1980 đến năm 1989 đã có hơn 37.000 lao động VN sang làm việc tại Tiệp Khắc, chưa kể còn gần 10.000 học sinh học nghề chuyển sang hợp tác lao động. Sau khi Tiệp Khắc tách ra, đa số lao động VN sống tập trung tại Cộng hòa Séc. Đến năm 1994, Chính phủ VN và Chính phủ Cộng hòa Séc tiếp tục ký hiệp định hợp tác song phương, nhưng từ đó đến nay số lao động VN sang làm việc tại Cộng hòa Séc không đáng kể. Theo số liệu mới nhất, đến thời điểm này tại Cộng hòa Séc có khoảng 20.000 lao động VN đang sinh sống. Trong số đó nhiều người không có giấy tờ hợp pháp để cư trú. Trong khuôn khổ văn bản thỏa thuận lần này, những lao động VN đang sống tại Cộng hòa Séc dù đang làm việc trong nhà máy hay kinh doanh hợp pháp cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi bằng cách cấp giấy phép lao động và giấy phép kinh doanh. Một chuyên gia trong phái đoàn đàm phán cho biết: “Kể cả những người bỏ nhà máy ra kinh doanh nhưng thua lỗ cũng sẽ được cấp giấy phép để trở lại làm việc”.

Hưởng quyền lợi như công dân sở tại

Nội dung quan trọng nhất trong biên bản thỏa thuận lần này là những điều kiện thuận lợi cho những ai muốn sang làm việc ở Cộng hòa Séc. Có ba hình thức sang làm việc tại đây là: Thông quan doanh nghiệp (DN) VN nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết; thông qua DN VN làm dịch vụ cung ứng lao động; theo hợp đồng lao động cá nhân. Điều đặc biệt là tất cả các hình thức trên đều không được phép thông qua môi giới. Theo quy định của Cộng hòa Séc, hợp đồng lao động với lao động nước ngoài là 1 năm nhưng được phép gia hạn thêm 1 năm nữa và sau đó nếu hai bên vẫn có nhu cầu thì sẽ được cấp giấy phép lao động mới. Như vậy là thời gian làm việc ở Cộng hòa Séc không hạn chế. Trong thời gian lao động VN làm việc tại Cộng hòa Séc, mọi quyền lợi như bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội... cũng được hưởng như công dân nước sở tại.

Có nhiều ngành nghề cần lao động

Hiện nay, mặc dù Cộng hòa Séc có số lao động thất nghiệp chiếm 8% nhưng nhiều ngành nghề vẫn thiếu lao động như: sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, dịch vụ... Thường xuyên ở Cộng hòa Séc có khoảng 100.000 lao động nước ngoài làm việc. Ông Trần Phi Tước - Vụ phó Vụ Quan hệ quốc tế, Bộ LĐ-TB-XH - cho biết: “Thỏa thuận vừa ký kết sẽ có hiệu lực từ ngày 1-3-2002. Tùy theo nhu cầu lao động hàng năm, Cộng hòa Séc sẽ cấp quota cho lao động các nước. Riêng đối với những hợp đồng lao động cá nhân thì không hạn chế”.

Ông Trần Văn Hằng - Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài - nói: “Các DN và lao động quan tâm đến thị trường này có thể tìm hiểu thông tin trên mạng Internet. Chúng tôi cũng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lao động và DN vào thị trường lao động này”. Mọi công dân nếu có nhu cầu đều có thể sang làm việc tại Cộng hòa Séc”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo