Cách đây tròn 2 năm, tôi cầm trên tay bản đề án du lịch làng nghề dày cộp của huyện Duy Xuyên – tỉnh Quảng Nam, trong đó vẽ ra viễn cảnh đẹp về những đoàn khách du lịch quốc tế nườm nượp về thăm làng trồng dâu nuôi tằm Thi Lai – Duy Trinh, vốn là chiếc nôi của nghề dệt xứ Quảng. Bây giờ gặp lại, một người bạn tôi làm ở du lịch Hội An rầu rĩ: “Cái điều mà ông hỏi, đợi đến Tết Công-gô mới thành hiện thực!”.
Chờ rót ngân sách, làng nghề tàn lụi
Quảng Nam là địa phương hồ hởi nhất với chương trình đưa làng nghề vào khai thác du lịch bởi có đến 2 di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn, đồng thời đang có 18 làng nghề danh tiếng. Sự hồ hởi ban đầu ấy “xìu” dần vì không tìm được lời giải cho bài toán hóc búa muôn thuở: Thiếu kinh phí! UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công nghiệp phối hợp với Sở Du lịch tỉnh lập đề án để có kế hoạch phân bổ ngân sách. Các bước cơ bản được tiến hành là, quy hoạch một số làng nghề chính như mộc Kim Bồng, dệt lụa Mã Châu, đúc đồng Phước Kiều, gốm Thanh Hà..., sau đó tiến hành khôi phục làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa các dịch vụ... Xong đề án, chưa có ngân sách “rót” xuống, lại phải chờ.
Giao cho dân làm du lịch làng nghề Trong một cuộc hội thảo bàn tròn được tổ chức mới đây tại Cù Lao Chàm với sự tham dự của đại diện 15 công ty du lịch và các sở, ngành tỉnh Quảng Nam bàn về đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề, đại diện UBND thị xã Hội An cho biết: Chính quyền thị xã đã quyết định không “ôm” hết việc đưa làng nghề vào khai thác du lịch nữa mà giao hẳn cho dân địa phương và các đơn vị du lịch trực tiếp thực hiện từ A đến Z. Lãnh đạo ngành du lịch các tỉnh, thành cho rằng đây là hướng đi đúng, sẽ huy động được nguồn vốn trong dân và nâng cao hiệu quả kinh doanh. |
Việc chậm trễ triển khai các đề án của chính quyền đồng nghĩa với sự tàn lụi ngày càng nhanh của các làng nghề. Vì lý do thiếu vốn tái sản xuất, trong khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, các hộ làng nghề đành xếp xó chờ... thời.
Mai một dần danh tiếng thương hiệu
Một vấn đề khá quan trọng khiến lãnh đạo các địa phương cùng chức sắc ngành du lịch quan ngại, đó là: Tìm đầu ra cho du lịch làng nghề. Việc phục hồi làng nghề thì chính quyền có thể đơn phương làm, nhưng để thu hút khách đến với nó, các công ty du lịch buộc phải vào cuộc. Theo ông Hồ Việt, trưởng đại diện Tổng cục Du lịch tại miền Trung, để bán dịch vụ cho khách, bắt buộc phải có sản phẩm, nhưng hiện tại các làng nghề đều chưa có một thương hiệu để du khách biết đến. Phước Kiều đã từng là một thương hiệu các sản phẩm đúc đồng danh tiếng nhưng đã “tự giết mình” qua việc đánh tráo sản phẩm “lai Phước Kiều” từ các địa phương khác. Mất dần thương hiệu dẫn đến sản phẩm làm ra không bán được.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước - Đà Nẵng với doanh thu 25 tỉ đồng mỗi năm (giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 50% số này) nhưng vẫn được đánh giá là chưa khai thác hết tiềm năng. Lý do là mạnh ai nấy... “chém” khiến du khách phát sợ, chỉ đi thăm Ngũ Hành Sơn là chính, còn mua hàng lưu niệm thì rất dè dặt.
Trả tiền để làm... nông dân: Không ổn!
Cuối năm ngoái, một đơn vị du lịch tầm cỡ ở Hội An cho ra đời tour du lịch lạ có tên “Một ngày làm cư dân phố cổ”. Theo đó, với 25 USD/người, du khách nước ngoài sẽ có được một ngày làm người dân Hội An thực thụ. Họ sẽ được đơn vị bán tour đưa đi thăm làng rau Trà Quế, cùng người dân nơi đây trồng, tỉa rau, cùng ăn mì Quảng với rau sống Trà Quế... Du khách cũng sẽ được đưa về làng gốm Thanh Hà, gánh đất, nhào nặn đồ gốm, vẽ men gốm..., hoặc vào cơ sở làm lồng đèn của anh Tăng Hữu Thu để được hướng dẫn cách làm lồng đèn... Ý tưởng buộc du khách trả tiền để làm... nông dân khá lãng mạn này đã gặp phải những nghi ngại ban đầu về tính thực tiễn của nó, nhưng cũng được ngành du lịch Quảng
Bình luận (0)