xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Áp lực học đường

PHẠM DƯƠNG

Không khỏi bàng hoàng đau xót trước những cái chết thương tâm của các em học sinh như nữ sinh lớp 9 N.T.C.T (huyện Củ Chi - TPHCM) hay nữ sinh lớp 10 N.T.L (huyện Mê Linh - Hà Nội). Chỉ vì đánh mất quỹ lớp có mấy trăm ngàn đồng mà 2 nữ sinh tuổi trăng rằm này đều đã quyên sinh để chứng minh sự trong sạch của mình.

Hai nữ sinh trên chỉ là số ít trong nhiều trường hợp học sinh tự tử để giải thoát khỏi những lý do lãng xẹt hay khuyết điểm không có gì là nghiêm trọng nơi học đường. Tháng 3 năm nay, dư luận cả nước từng bàng hoàng trước vụ 3 nữ sinh lớp 7 ở tỉnh Đắk Nông rủ nhau quyên sinh vì mất sổ đầu bài và còn rất nhiều trường hợp tương tự về việc học sinh tự tử vì bị điểm kém, thầy cô la mắng…

Vì sao lại vẫn xảy ra những cái chết đau đớn và phi lý như vậy?

Nhiều chuyên gia tâm lý, xã hội học cho rằng những cái chết đau lòng đó là do sự nông nổi, yếu đuối, thiếu kỹ năng sống hay thậm chí là khủng hoảng tâm lý của học sinh ở độ tuổi mới lớn. Song, một nguyên nhân không kém phần quan trọng khác chưa thấy được tìm hiểu, phân tích thấu đáo là áp lực mà nhà trường, thầy cô gây ra với chính học sinh của mình.

Từ trước tới nay, báo chí và dư luận đã biết và bàn nhiều về áp lực học tập, sự quá tải cả về chương trình và sách giáo khoa đối với học sinh. Hình ảnh các học sinh bé nhỏ phải cõng trên lưng một chiếc cặp to đựng đầy sách vở đến trường đã nói lên tất cả. Áp lực này càng lớn sẽ càng làm triệt tiêu hứng thú học tập, thậm chí khiến không ít học sinh cảm thấy học tập như cực hình.

Bên cạnh áp lực học tập, học sinh đến trường còn phải chịu thêm những áp lực không đáng có từ chính nhà trường và thầy cô của mình. Học sinh bị điểm kém hay không làm tròn trách nhiệm nào đó được giao ở trường, ở lớp đều không khỏi lo lắng bị thầy cô trách phạt. Có những giáo viên còn dùng tới những biện pháp khắc nghiệt để “trừng phạt” học sinh. Môi trường sư phạm như vậy rất dễ dẫn tới những hành động dại dột, thiếu suy nghĩ của học sinh còn non nớt.

Cả nước đang bàn về việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Trong đó, rất cần đổi mới môi trường giáo dục và phương pháp sư phạm của giáo viên để làm sao học sinh tìm thấy niềm vui, sự hứng khởi chứ không phải là áp lực, lo lắng mỗi khi cắp sách tới trường. Đừng để tiếp tục xảy ra những trường hợp đau lòng và nhất là đừng để một nền giáo dục đầy áp lực bởi sẽ buộc chúng ta lo lắng về thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước mà nó cho “ra lò”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo