xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gặp gỡ trí tuệ

Lưu Nhi Dũ

Giới khoa học vật lý Việt Nam và thế giới đang chứng kiến một cuộc gặp gỡ lịch sử tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Đó là cuộc “Gặp gỡ Việt Nam IX”, quy tụ hơn 200 nhà vật lý thế giới, trong đó có 5 nhà vật lý từng đoạt giải thưởng Nobel.

Hôm qua (12-8), nhìn hình ảnh GS Klaus von Klitzing - người từng đoạt giải thưởng Nobel - vui vẻ trồng cây tại buổi lễ khánh thành Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) mới thấy công lao của GS Trần Thanh Vân và vợ ông - GS Lê Kim Ngọc- để ra đời trung tâm tri thức khoa học này.

80 tỉ đồng cho giai đoạn đầu của ICISE, trong đó 40 tỉ đồng từ ngân sách, còn lại là đóng góp của các nhà khoa học quốc tế bằng "tiền mồ hôi, nước mắt của mình đã dành dụm 40 năm qua mới có được" - như lời GS Trần Thanh Vân. Đây là một dự án rất "táo bạo" vì nó không làm ra tiền nhưng làm ra tri thức khoa học cơ bản. Khi hoàn thành, đó sẽ là một trung tâm khoa học đẳng cấp thế giới, có thể sánh ngang với các trung tâm vật lý quốc tế như Trung tâm Vật lý Aspen ở Mỹ, La Thuile - thung lũng Aosta ở Ý.

Vấn đề cơ sở vật chất cho một trung tâm khoa học quốc tế đã khó, điều quan trọng là chất lượng hoạt động của trung tâm. Với kinh nghiệm và uy tín của mình, GS Trần Thanh Vân có thể biến ICISE thành một trung tâm khoa học tầm cỡ thế giới. Để có trung tâm này, từ cuộc "Gặp gỡ Việt Nam I" (năm 1993) cho đến "Gặp gỡ IX", 20 năm dài nhiệt huyết của một nhà vật lý với quê hương đã đơm hoa kết trái.

Việt Nam có nhiều nhà vật lý đạt trình độ quốc tế như GS Nguyễn Quang Riệu, GS Trịnh Xuân Thuận, GS Phạm Xuân Yêm, GS Đàm Thanh Sơn, TS Nguyễn Trọng Hiền… là điều kiện quý giá để ngành khoa học cơ bản này phát triển. Chín cuộc gặp gỡ, với sự tham dự của nhiều nhà vật lý lớn trên thế giới, đã làm cho khuôn mặt khoa học vật lý Việt Nam thay đổi và tiệm cận với trình độ quốc tế. Đó cũng là mục đích của ICISE.

Điều đáng buồn là trong hội nghị khoa học "Cửa sổ nhìn ra vũ trụ" - một hội nghị "đinh" diễn ra hôm qua - chỉ có khoảng 20 sinh viên, giảng viên vật lý trong nước tham dự. Trước đó, GS Trần Thanh Vân đã kêu gọi các nhà vật lý trẻ Việt Nam và sinh viên hãy đến với hội nghị, xem đây là cơ hội để tiếp cận với ngành khoa học vật lý hiện đại của thế giới. Ông cũng buồn vì một số nhà vật lý trẻ Việt Nam không có điều kiện tham gia. Nhiều năm qua, chúng ta đã "bỏ quên", hay nói một cách khác là làm cho khoa học cơ bản mất giá khi mà sinh viên giỏi đổ xô vào các ngành dễ kiếm sống. Sai lầm này sẽ phải trả giá trong tương lai rất gần.

Khoa học - giáo dục đặt nền móng vững chắc cho phát triển kinh tế. Kinh nghiệm này Hàn Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác đã từng trải qua. Hãy "nhìn ra vũ trụ" để thấy khoa học cơ bản quan trọng như thế nào, đừng để ICISE chỉ mở cửa một năm đôi lần, cũng để nhìn nhưng chẳng thấy vũ trụ ở đâu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo