xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người Việt dùng thuốc Việt

LƯU NHI DŨ

Bộ Y tế đang khởi động đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đề án này không chỉ làm giảm chi phí điều trị bệnh của người dân mà còn giúp cho ngành công nghiệp dược trong nước phát triển.

Giá thuốc ngoại gần đây liên tục bị đẩy lên, có loại thuốc tăng 50% - 70%, thậm chí 100%. Nhiều loại thuốc ngoại có giá cao gấp đôi, gấp ba so với thuốc nội.  Giá thuốc ngoại cao như vậy nhưng vì sao các bác sĩ, người dân vẫn phải mua, trong khi thuốc nội có sản phẩm tương tự? Trả lời được câu hỏi này thì đề án kêu gọi người Việt dùng thuốc Việt của Bộ Y tế mới có hiệu quả.

Thực tế, muốn người Việt dùng thuốc Việt, trước hết thuốc nội phải tốt, chất lượng qua những thông tin truyền thông chính xác và tin cậy. Các công ty dược trong nước đã không làm tốt công tác này. Người dân thấy thuốc Việt giá rẻ nên nghi ngờ, trong khi hầu hết nguyên liệu dùng để sản xuất thuốc đều nhập khẩu. Theo thống kê của Bộ Y tế, trong số 13.000 mặt hàng thuốc trúng thầu trong các bệnh viện công, tỉ lệ thuốc nội trúng thầu thấp hơn rất nhiều so với thuốc ngoại. Một khảo sát khác của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho thấy, tỉ lệ các tuyến bệnh viện sử dụng thuốc nội cao nhất là ở tuyến huyện đạt 50%, tuyến tỉnh hơn 40%, tuyến Trung ương khoảng 12%.

Một vấn đề khác là vai trò của bác sĩ, dược sĩ. Làm sao để bác sĩ kê toa thuốc nội trong khi ngay chính các bệnh viện công vẫn muốn dùng thuốc ngoại? Người ta thường nói nhiều đến việc các công ty dược nước ngoài chi rất lớn cho khâu quảng bá, đặc biệt chi hoa hồng cho các bác sĩ. Nhiều bác sĩ chuyên khoa đi nước ngoài du lịch, “hội thảo”… có liên quan đến hoa hồng thuốc mà ai cũng biết. Vai trò của dược sĩ tại các nhà thuốc cũng rất quan trọng trong việc tư vấn cho người bệnh, trong  khi hầu hết các dược sĩ đứng tên chỉ là hình thức, việc tư vấn cho bệnh nhân phó thác cho nhân viên bán thuốc. Ngay tại các nhà thuốc, việc bán thuốc nội, ngoại có lợi nhuận cũng khác nhau nên càng khiến cho thuốc ngoại lấn át thuốc nội.

Thuốc là mặt hàng mà người dân không thể không mua để điều trị khi bị bệnh. Theo thống kê của Bộ Y tế,  5 năm qua số tiền của người dân chi ra để mua thuốc tăng gấp đôi, chiếm hơn 60% tổng chi phí khám chữa bệnh. Để giảm số tiền chi cho khám chữa bệnh của người dân, việc dùng thuốc nội có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, cũng không thể buộc các bác sĩ kê toa thuốc nội theo mệnh lệnh nào đó mà ngành dược Việt phải chứng tỏ năng lực của mình qua chất lượng sản phẩm.
 
Hiện cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc và mới chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu điều trị, chủ yếu là các loại thuốc bổ trợ, đơn giản. Ngoài ra vai trò của Bộ Y tế trong việc quản lý giá thuốc rất quan trọng. Người dân đặt câu hỏi vì sao Bộ Y tế có đủ các công cụ quản lý giá thuốc nhưng vẫn để giá thuốc ngoại nhập tăng đến chóng mặt? Ai có lợi trong bối cảnh này?

Không giải quyết được nhiều vấn đề nêu trên, cuộc vận động người Việt dùng thuốc Việt khó đạt hiệu quả và cuối cùng sự thiệt hại thuộc về người dân, đặc biệt với người nghèo.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo