xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phong bì đâu có tội!

DƯƠNG QUANG

Chiếc phong bì ra đời từ khá sớm trong lịch sử loài người với vai trò chính là vỏ đựng thư, bảo mật thư tín. Chẳng cần bon chen, suốt cả trăm năm, chiếc phong bì đã trở thành bạn thân thiết của con người.

Người lính từ chiến trường xa gửi thư về cho bố mẹ, sinh viên nhớ nhà hỏi thăm gia đình, đôi lứa yêu nhau trao lời tâm sự... Cứ như thế, chiếc phong bì không chỉ là nơi trao đổi thông tin mà còn chất chứa bao yêu thương, tình cảm rất đẹp đẽ, cao thượng.

Cuộc sống đổi thay. Chiếc phong bì dần mất đi vai trò gốc của nó, nhường chỗ cho điện thoại và internet. Từ vai trò chính là bao thư, chiếc phong bì tự dưng bị “chuyển đổi công năng”, trở thành vật gói ghém thứ vật chất mà mỗi khi nhắc đến người ta thường liên tưởng đến hành vi xấu, đó là đưa và nhận hối lộ. Xưa “miếng trầu là đầu câu chuyện”, nay chiếc phong bì (đựng tiền) đã thay thế cho miếng trầu! Như một sự phát triển tự nhiên của ngôn ngữ trong đời sống, khái niệm “phong bì” đã được mặc nhiên hiểu là chuyện quà cáp, đút lót để đạt được mục đích của người đưa và kẻ nhận.

Và chiếc phong bì với “sứ mạng” mới của nó đã làm khuynh đảo nhiều giá trị của cuộc sống và chi phối các mối quan hệ xã hội. Làm gì cũng phải có phong bì thì mới phải phép và được việc. Cưới, giỗ, tang ma: phong bì; chạy trường, xin lớp: phong bì; khám bệnh, phẫu thuật: phong bì; xin giấy phép, đấu thầu: phong bì... Quái đản ở chỗ là người đưa phong bì dù tốn tiền mà lại vui; còn người nhận thì tất nhiên vui, cũng có khi buồn vì... phong bì quá mỏng.
Báo cáo Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh năm 2012 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây thông tin: Có đến 42% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ phải nhét túi phong bì cho cán bộ Nhà nước để được trúng các gói thầu công. Trong ngành y cũng vậy, thực trạng nhức nhối đến mức Bộ Y tế phải mở chiến dịch yêu cầu cán bộ toàn ngành ký cam kết “Nói không với phong bì”.
Và tại hội thảo “Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong phòng chống tham nhũng tại Việt Nam” do VCCI tổ chức ở TPHCM sáng 30-3, đại diện Ngân hàng Thế giới công bố 44% trong tổng số 1.058 doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ phải trả chi phí không chính thức.

Chi phí không chính thức ấy chính là “phí bôi trơn”, đích thị “phong bì”! Bên nhận thường là những cán bộ thực thi công quyền. Đã nhiều năm, các nhà đầu tư quốc tế ta thán nạn “phong bì” chính là lực cản ngăn dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Ấy vậy mà vấn nạn này đâu có giảm!

Chiếc phong bì hoàn toàn không có lỗi; lỗi thuộc về người đưa và nhận nó. Chính con người đã bày ra và hình thành nên cái gọi là “văn hóa phong bì” đáng chê trách này. Những mong sao con người thấu rõ “tội lỗi” ấy và biết sửa mình, để trả lại sứ mạng cao cả ban đầu cho chiếc phong bì đáng yêu!
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo