xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trách nhiệm

DUY QUỐC

Sau 12 ngày, kể từ ngày 23-2 bắt đầu sơ tán lao động, toàn bộ lao đông Việt Nam được đưa ra khỏi Libya. Sau 14 ngày, đến ngày 9-3, 8.728 lao động Việt Nam đã về an toàn bằng đường hàng không.

Chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam tại Libya xem như đã hoàn tất và thành công ngoài mong đợi. Trong buổi họp báo sáng qua tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân xúc động nói: “Đó là một món quà ý nghĩa dành cho hơn 10.000 người mẹ, người vợ và 20.000 đứa trẻ nửa tháng trời mong mỏi người thân trở về…”.

 
Nhìn nhận lại vụ việc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng, Trưởng đoàn công tác tiền phương thuộc Ban Chỉ đạo giải quyết tình hình công dân Việt Nam tại Bắc Phi và Trung Đông, cho rằng chưa bao giờ chúng ta phải giải quyết một công việc cấp bách và vô cùng khó khăn liên quan đến mạng sống của cả chục ngàn lao động như thế. Đó là nhờ Chính phủ đã chỉ đạo kịp thời. Còn theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân, các bộ, ngành quán triệt chỉ đạo từ trên, phối hợp chặt chẽ, dốc toàn lực để giải quyết vụ việc.
 
Trên hết, đó là trách nhiệm, sự thương yêu, lo toan của lực lượng tiền phương, cán bộ lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Libya và các nước lân cận, những người trực tiếp tham gia sơ tán, đón tiếp, hỗ trợ đưa lao động về nước. Thứ trưởng Đoàn Xuân Hưng nói rằng: “Khi tới biên giới Libya, nhìn thấy lá cờ Tổ quốc do anh em lao động treo trước trại mình, chúng tôi rất xúc động. Nó thôi thúc chúng tôi phải làm việc nhiều hơn, phải vì đồng hương, vì công dân, lao động của mình”. Rất nhiều lao động trở về nước mà đều cho rằng nếu không có cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Libya và các nước, không có sự giúp đỡ tận tình của các đoàn công tác thì họ không biết sẽ thoát khỏi Libya và về nước bằng cách nào.
 
Cũng phải nhắc đến trách nhiệm của lực lượng hậu phương, những người đóng góp thầm lặng. Cục Quản lý Lao động ngoài nước đã phải tạm gác công việc thường ngày, huy động hết nhân lực để túc trực 24/24 giờ ở sân bay cùng với doanh nghiệp tiếp đón chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người lao động đoàn tụ gia đình.
 
Ngoài ra, phải kể đến trách nhiệm của chính những người lao động, thể hiện qua sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc nguy nan nhất. Họ chia nhau từng ngụm nước, từng miếng bánh mì, dìu dắt những người bị bệnh, bị tai nạn đi tìm nơi lánh nạn. Hình ảnh anh Hoàng Văn Trung (quê Sòng Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) bị tai nạn lao động mất chân phải được hai lao động dìu xuống sân bay khiến nhiều người xúc động. “Tôi không thể chạy được. Tôi may mắn về đến đây cũng nhờ anh em cả” - anh Trung tâm sự.
 
Trách nhiệm cùng với sự đồng thuận của cả xã hội, của các bộ, ngành trong giải quyết công việc, sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của chính người lao động tạo nên một chiến dịch thành công mỹ mãn. Và trong “cái khó ló cái khôn”, nói như Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân, chúng ta rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu từ vụ việc này.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo