xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tại sao Mỹ chưa tấn công xe tăng và trọng pháo của Taliban ?

Đỗ Chuyên

Trong suốt ba ngày đêm không kích Afghanistan, không quân và tên lửa của Mỹ - Anh chưa nhằm đánh các căn cứ thiết giáp và pháo binh của Taliban quanh thủ đô Kabul. Tại sao?

Theo phân tích của báo Anh Telegraph, sở dĩ như vậy vì Mỹ muốn trì hoãn cuộc tấn công của Liên minh Phương Bắc (NA) đối lập vào Kabul. Mỹ có tính toán này vì sợ Kabul sớm rơi vào tay NA có thể tạo khoảng trống quyền lực khi chưa có được một chính phủ chuyển tiếp tại Afghanistan.

Cho đến nay, Mỹ - Anh chỉ tập trung đánh lực lượng không quân, sân bay, các cơ sở thông tin và các trung tâm chỉ huy của Taliban, còn lực lượng đặc biệt thì lùng sục các vùng đồi núi để tìm Bin Laden. Taliban có khoảng 200 xe tăng và mấy trăm khẩu pháo hạng trung và hạng nặng (theo tài liệu của tình báo phương Tây) ở quanh Kabul và ở phía Bắc. Đánh tan lực lượng này, NA sẽ dễ dàng chiếm Kabul.

NA có thể chia thành 4 phe nhóm đại diện cho các nhóm chủng tộc chính ở miền Bắc Afghanistan là Uzbek, Tajik, Hazara và Herati. Washington sợ có nguy cơ mỗi phe nhóm đó chiếm một thành phố, lập ra chính quyền riêng rẽ thì rất nguy hiểm, làm nổi lên những lãnh chúa từng dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Kabul sau khi Liên Xô rút đi. Cựu vương Zahir Shah, người dân tộc Pashtun, đã lập Hội đồng Thống nhất dân tộc Tối cao của Afghanistan tại Roma (Ý). Hội đồng này gồm các đại diện của NA, không thể nào kiểm soát các thành phố và cũng phải nhiều tuần lễ mặc cả nữa mới có thể cử được 120 ủy viên. Chỉ khi đó, một chính phủ lâm thời mới có thể ra đời. Bất cứ một chính phủ nào sau này tại Afghanistan cũng phải tính đến Pakistan. Tuần qua, Thủ tướng Anh Tony Blair đã nói bất cứ một chính phủ nào tại Kabul cũng không thể không thân thiện với Pakistan. Nhưng giới quân sự Pakistan từ 7 năm nay đã ăn cánh với Taliban và hiện nay NA vẫn coi Pakistan là kẻ thù cấu kết với Taliban.

Cựu vương Zahir Shah nói Liên Hiệp Quốc có thể đóng một vai trò tại Afghanistan như tại Campuchia trong những năm 90. LHQ đang chuẩn bị vai trò này khi cử ông Lakhdar Brahimi, cựu ngoại trưởng Algeria, làm điều phối viên cho chiến lược nhân đạo của LHQ. Tuy nhiên, nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm này chỉ có thể làm nhiệm vụ khi cộng đồng quốc tế trao trọng trách cho ông.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo