TPHCM được phép Chính phủ cho thí điểm cơ chế hành chính “một cửa, một dấu” ở cấp quận, huyện từ năm 1996. Ngày
Từ sợ mất quyền lực vì không có dấu...
UBND quận, huyện là cơ quan hành chính Nhà nước duy nhất chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước tại địa phương theo sự chỉ đạo của UBND TP, được quyền sử dụng dấu quốc huy, tức là sử dụng quyền lực của Nhà nước để giải quyết công việc và cung cấp dịch vụ về thủ tục hành chính cho nhân dân và xã hội, bảo đảm sự thống nhất quản lý của Nhà nước tại một cấp chính quyền.
Ý thức tập trung quyền lực về một mối không để phân tán, trong khi đó “dấu” thể hiện quyền lực nên không để “dấu” ở các phòng ban tham mưu là hợp lý. Chỗ vướng mắc ở đây là tư tưởng sợ mất quyền lực khi không có dấu. Từ sự vướng mắc về tư tưởng sợ mất quyền lực nên nảy sinh ra hai viện dẫn như sau: Thứ nhất, thu hồi dấu các phòng ban tham mưu là trái với Nghị định 62/CP ngày
Để hóa giải hai thắc mắc viện dẫn trên, chỉ cần Chính phủ ra một nghị định sửa đổi điều 3 Nghị định 62/CP (quy định về con dấu của các phòng ban quận, huyện). Còn đối với việc ký, đóng dấu bằng tiểu học thì trưởng phòng giáo dục ký đóng dấu quốc huy. Hơn nữa, xu thế bỏ thi tốt nghiệp tiểu học đang được tính đến.
Có ý kiến e ngại rằng, chỉ có một dấu sẽ gây ra tình trạng ùn tắc công việc, giấy tờ tại Văn phòng UBND. Kinh nghiệm tại quận 1, nơi có giao dịch giữa chính quyền với công dân và các tổ chức vào loại nhiều nhất nước, cho thấy hoàn toàn không có sự ùn tắc công việc giấy tờ, mọi việc đều tiến hành trôi chảy.
Với những lý do nêu trên, TPHCM tiếp tục đề nghị Chính phủ công nhận cơ chế “một cửa, một dấu”.
Để có cơ sở và hoàn toàn an tâm công nhận hoặc không công nhận cơ chế “một cửa, một dấu”, đề nghị Chính phủ tổ chức khảo sát, đánh giá dứt điểm về cơ chế “một cửa, một dấu”.
... Đến những kinh nghiệm thực tiễn
Nếu không công nhận cơ chế “một cửa, một dấu” của TPHCM, đề nghị Chính phủ ban hành quyết định chấm dứt giai đoạn thí điểm cơ chế “một cửa, một dấu” của TPHCM. Nếu không bằng một văn bản chấm dứt thí điểm, sẽ gây hậu quả về mặt pháp lý lâu dài đối với những giấy tờ, chứng thư chỉ sử dụng một dấu trong thời gian từ năm 1996 đến nay, vì nó không phù hợp thông lệ với những giấy tờ, chứng thư... của các địa phương khác trong cả nước, gây khó khăn khi công dân sử dụng trong giao dịch. Mặt khác nếu quyết định chấm dứt thí điểm mà không có những đánh giá về mặt chưa được của “một dấu” sẽ gây tâm lý bất lợi cho công cuộc cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước đang bị công luận đánh giá là làm chậm, làm chưa quyết liệt, còn e dè, làm nửa vời không đáp ứng mong mỏi của nhân dân và đòi hỏi của công cuộc đổi mới.
Nếu Chính phủ công nhận cơ chế “một cửa, một dấu”, đề nghị cho mở rộng ra cả nước và thực hiện cơ chế chuyên viên, không tổ chức phòng ban tại quận, huyện, nên tổ chức thành 4 khối theo mô hình của huyện Củ Chi đã được kiểm nghiệm thời gian qua là hoạt động có hiệu quả, hiệu lực.
Quá trình CCHC của TP từ khi có chủ trương của Đảng (Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII), chỉ đạo của Chính phủ (Nghị quyết 38/CP) đến nay đã đi được những chặng đường tương đối dài, đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, vừa mang tính khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn, đúng với mục tiêu đặt ra, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước, phù hợp với nguyện vọng và lòng dân, được xã hội đồng tình. Những sáng kiến và mô hình thí điểm của TPHCM là những kinh nghiệm thực tiễn đóng góp tích cực cho Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ xây dựng chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2001-2010. Kết quả của CCHC đã góp phần tích cực vào việc tạo nên những thành quả phát triển về kinh tế - xã hội của TP.
Bình luận (0)