xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc đổi đời của những công nhân vệ sinh

Lệ Thủy

GHI NHẬN.- Công nhân vệ sinh quận 1, TPHCM đã được phổ cập THCS l 503/568 công nhân có thu nhập phải chịu thuế. Một công nhân có thể nuôi cả gia đình 3 - 4 người

Được mời dự buổi giao lưu của công nhân (CN) vệ sinh Công ty Công trình Công cộng quận 1, TPHCM vào lúc 13 giờ 30 phút chiều 22-10, nhưng mãi đến hơn 14 giờ, các vị khách mời, từ đồng chí bí thư quận ủy, đồng chí trưởng ban dân vận quận ủy, các phó chủ tịch UBND quận, đại diện LĐLĐ TPHCM, LĐLĐ quận vẫn nấn ná bên ngoài hội trường. Một đồng chí lãnh đạo quận nói: “Cứ để cho anh chị em CN ca hát với nhau thêm chút nữa vì có mấy khi họ được tề tựu đông vui như vậy”. Hỏi ra mới biết, công ty vừa sắm dàn karaoke 5 số để dành cho CN hát chơi!

Chuyện ngày xưa...

Chị Mai Thị Bạch Tuyết kể: “Cha mẹ tôi là CN vệ sinh. Tôi chào đời và lớn lên bên cạnh chiếc xe rác đẩy tay bằng cây, bánh sắt nặng nề của cha mẹ. Nhà nghèo, 7 anh chị em tôi không ai được ăn học đàng hoàng. Lúc nhỏ tôi hay nghe người ta nói: Thất học thì chỉ có nước đi quét rác. Đúng thật. 7 anh chị em tôi đều theo nghề quét rác của cha mẹ. Hồi mới vô nghề, mặc cảm công việc thấp kém khiến tôi không dám nhìn ai. Nhiều người nói với tôi rằng quét rác là nghề bần cùng nhất trong xã hội, là nơi neo đậu tạm bợ của cuộc mưu sinh cùng quẫn”. Chị Huỳnh Thị Hương, kế toán trưởng công ty, nhớ lại: Hồi năm 1982, sau khi tốt nghiệp đại học, chị được phân công về dạy bổ túc văn hóa cho CN. Lúc đó, rất nhiều CN mù chữ, không viết được tên mình. Đã vậy, anh chị em còn nói, CN quét đường thì cần gì phải học. Nhiều giáo viên nhận lớp không bao lâu đã bỏ đi vì không đủ kiên nhẫn với những người học trò chỉ quen cầm chổi chứ không quen cầm viết. Riêng chị vẫn ở lại, sau đó xin vào làm việc luôn tại công ty (lúc đó còn là Đội Vệ sinh quận 1) để có điều kiện giúp đỡ CN nhiều hơn.

CN vệ sinh không còn mù chữ

Ông Nguyễn Hồng Sinh, giám đốc công ty, cho biết: “Công ty có hơn 70 CN trong diện phải “xóa mù” theo quy định của công ty. Khổ nỗi, họ làm việc suốt đêm, ban ngày chưa kịp ngủ bù đã phải đến lớp nên học chữ được, chữ mất. Cứ “xóa mù” rồi lại “tái mù”, trầy trật mãi, hơn 10 năm chúng tôi cũng đã phổ cập được THCS cho toàn bộ CN”. Liên tục nhiều năm liền, công ty là đơn vị dẫn đầu quận 1 về việc nâng cao học vấn cho CN. Bà Phạm Thị Hoa, Chủ tịch LĐLĐ quận, đánh giá: “Điều quan trọng nhất là Ban giám đốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên đã làm tốt công tác vận động, giáo dục để CN hiểu được việc học là cần thiết và tự giác đi học”. Chị Phạm Thị Bảy, một điển hình vượt khó, học giỏi, tâm sự: “Vì nhà nghèo mà tôi không được học hành, nay cơ quan tạo điều kiện thì phải cố mà học. Nghĩ vậy nên mỗi tối đi làm, tôi xách cả tập vở đi theo, tranh thủ giờ nghỉ giải lao để học bài. Đi làm về, chợp mắt chút xíu lại thức dậy học tiếp. Nhờ vậy, từ chỗ chỉ lỏm bỏm đọc viết vài ba chữ, năm 2000 tôi đã tốt nghiệp THCS”. Ông Nguyễn Hồng Sinh cho biết, điều đáng mừng nữa là, nếu như năm 1990, thu nhập bình quân của CN chỉ khoảng 500.000 - 600.000 đồng/người/ tháng, thì năm 2001 đã có 503/568 CN có thu nhập phải chịu thuế. Giờ đây, một CN có thể nuôi cả gia đình 3-4 người.

Vất vả vẫn yêu nghề

Mỗi ngày, tổ vệ sinh phường Cầu Ông Lãnh do chị Phạm Thị Hiện làm tổ trưởng phải quét dọn trung bình 100 tấn rác. Hôm nào trời mưa, rác càng bẩn và nặng hơn. Gần 50 người chia thành 3 ca, làm liên tục từ 3 giờ sáng đến 24 giờ. Công việc vất vả là vậy nhưng không ai kêu ca, chây lười. Có thể nói, những CN vệ sinh ngày nay đã vượt qua được mặc cảm công việc thấp kém để thắp sáng lên lòng tự hào và niềm say mê trong công việc. Những người có mặt tại buổi gặp gỡ không khỏi bất ngờ khi nghe Mai Thị Bạch Tuyết dẫn lời đại văn hào Maxim Gorki để lý giải về sự say mê lao động sáng tạo của mình “Phải yêu quý những gì do mình làm ra và khi đó dù lao động tầm thường nhất cũng được nâng lên đến mức độ sáng tạo”. Chính vì lẽ ấy mà nhiều năm liền chị là lao động giỏi, chiến sĩ thi đua rồi được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng. Hiện chị đã tốt nghiệp THPT và đang ôn thi vào đại học.

“Thành phố không thể một ngày thiếu bàn tay cần mẫn của các anh chị. Rất mừng là vừa qua Nhà nước đã có những chính sách đãi ngộ, chăm sóc CN vệ sinh nhưng họ vẫn xứng đáng được chăm lo, đãi ngộ nhiều hơn...”- Bí thư Quận ủy quận 1 Kiều Ngọc Trạc đã nói một cách chân thành như vậy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo