xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để công nhân phải khổ thêm

Khánh An - Hồng Đào - Thanh Nga - Cao Hường

(NLĐO)- Sáng nay, 3-9, Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ họp lần 3 bàn về phương án tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2016. Ở hai phiên đàm phán trước đó, đại diện Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn chưa tìm được tiếng nói chung do mức đề xuất vẫn còn độ vênh khá lớn.

 

Trong khi Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn giữ quan điểm đề xuất tăng LTT vùng năm 2016 lên 16,8% thì VCCI vẫn bảo lưu mức đề xuất 10%. Báo Người Lao Động tiếp tục chuyển tải ý kiến của công nhân về vấn đề này.

Anh Nguyễn Thanh Bình, Công ty CP giấy Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP HCM:

Mong thoát cảnh sống tạm bợ

Theo dõi thông tin hai phiên họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia, bản thân tôi thực sự thất vọng, nhất là mức tăng 10% LTT do VCCI đề xuất. Tôi nghĩ rằng ai cũng biết CN là lực lượng đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp (DN) và cả nền kinh tế, do vậy càng phải thông cảm và chia sẻ khó khăn với họ. Đừng để CN phải sống khổ sở, ăn uống tạm bợ nữa. Tôi mong ở lần họp này, Hội đồng Tiền lương quốc gia tiếp tục bàn bạc, thảo luận kỹ và đề xuất mức tăng lương phù hợp giúp CN đỡ khổ!

Leg: Công nhân quận Thủ Đức, TP HCM phải nhận hoa về nhà kết vào buổi tối để kiếm thêm thu nhập   ẢNH: NGÂN HÀ

Công nhân quận Thủ Đức, TP HCM phải nhận hoa về nhà kết vào buổi tối để kiếm thêm thu nhập ẢNH: NGÂN HÀ

 

Chị Hoàng Thị Vy, công nhân Công ty Sungshin- KCX Linh Trung 1 (quận Thủ Đức, TP HCM):

Tăng ca cật lực mới tạm đủ sống

LTT hiện nay chỉ mới đáp ứng 70% nhu cầu tối thiểu của CN. Để trụ lại với công việc, hàng chục triệu CN phải tăng ca cật lực mới có thu nhập tạm gọi là đủ sống. Anh em CN ai cũng biết tăng ca là không tốt cho sức khỏe nhưng nói thật nếu không tăng ca thì làm sao sống nổi? Tháng nào công ty không tăng ca thì tôi phải tìm cách cắt bớt chi tiêu, nếu không sẽ thiếu trước hụt sau.

 

Dù đang mang thai nhưng nữ công nhân này chỉ chuẩn bi bữa ăn hết sức đạm bạc ẢNH: NGUYỄN LUÂN
Dù đang mang thai nhưng nữ công nhân này chỉ chuẩn bi bữa ăn hết sức đạm bạc ẢNH: NGUYỄN LUÂN

Thu nhập hiện tại không đủ sống nên số đông CN không có điều kiện giải trí. Ai cũng miệt mài tăng ca đến 21 giờ đêm mới về nhà. Những người không tăng ca thì phải tìm việc làm thêm: bưng bê, giúp việc nhà, giữ xe, đưa hàng, kết cườm, chạy xe ôm… Tiền làm thêm, tăng ca cũng không được bao nhiêu nhưng không làm thì tiền đâu để sống? Tiền đâu gửi về quê cho con? Tiền đâu phụ giúp gia đình? Bao giờ CN hết thắt lưng buộc bụng?

Chị Trần Kim Đậm, Công nhân Công ty Nghĩa Đô, TP HCM:

Khó sống với thu nhập bèo bọt

 

Thu nhập bèo bọt khiến công nhân phải sống trong những khu nhà trọ tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh như thế này ẢNH: NGUYỄN LUÂN
Thu nhập bèo bọt khiến công nhân phải sống trong những khu nhà trọ tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh như thế này ẢNH: NGUYỄN LUÂN

Được xem là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vậy mà mà đội ngũ CN hiện nay vẫn phải sống dưới mức tối thiểu. Nhiều DN nói CN là vốn quý, cần phải trân trọng và chăm sóc nhưng khi bàn đến chuyện tăng lương, nâng phúc lợi thì lại so đo từng đồng một. Lời nói không đi đôi với việc làm, liệu DN mong gì CN tận tâm cống hiến. Liệu VCCI có hiểu được đồng lương CN kiếm được hằng ngày phải trả bằng mồ hôi, công sức và cả sức khỏe của họ. Không chỉ lo cho gia đình, hàng triệu CN còn là gánh vác thêm trách nhiệm chăm sóc mẹ già, em nhỏ ở quê. Tất cả đều phụ thuộc vào đồng lương bèo bọt mà chủ DN trả cho họ. Tôi mong Hội đồng Tiền lương quốc gia cân nhắc kỹ trước khi đưa ra mức đề xuất nâng LTT phù hợp nhằm giúp CN ổn định cuộc sống trước mắt.

Chị Nguyễn Thị Vân, công nhân một Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Thủ Đức, TP HCM:

Công nhân khổ nhiều rồi

 

Công nhân KCN Thăng Long, Hà Nội mua đậu hũ chuẩn bị cho bữa cơm chiều ẢNH: VĂN DUẨN

Công nhân KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội mua đậu hũ chuẩn bị cho bữa cơm chiều ẢNH: VĂN DUẨN

Thu nhập hàng tháng của tôi hơn 4 triệu đồng (kể cả tăng ca), cộng thêm thu nhập từ nghề phụ hồ của chồng thì được tổng cộng 8 triệu đồng. Dù chỉ có một đứa con nhưng cuộc sống hai vợ chồng rất bấp bênh. Để có tiền mua sữa cho con, vợ chồng tôi chi tiêu dẻ sẻn, bữa cơm hàng ngày chủ yếu lá rau, đậu hũ và trứng luộc. Ăn uống kham khổ như vậy nên chồng tôi thường xuyên đau ốm, phải nghỉ việc nên thu nhập càng giảm sút. Tôi mong Hội đồng Tiền lương quốc gia bàn bạc kỹ trước khi đề xuất mức nâng LTT phù hợp bởi CN đã quá khổ rồi.

Chị Nguyễn Thị Bình, Công nhân Công ty May Top One:

Hãy lắng nghe nguyện vọng của chúng tôi!

Về việc tăng LTT vùng, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Điều CN chúng tôi cần để yên tâm sản xuất là tiền lương phải đảm bảo cuộc sống, giảm tăng ca để có thời gian học tập, nâng cao tay nghề để tăng năng suất lao động và chăm sóc gia đình. Việc lương tăng nhỏ giọt chỉ gây áp lực cho công nhân bởi cùng với việc tăng lương thì chi phí sinh hoạt cũng tăng theo, bản chất của việc tăng lương là giúp chúng tôi nâng chất lượng cuộc sống thế nhưng cho đến nay nó chỉ đủ bù trượt giá còn chất lượng cuộc sống vẫn dậm chân tại chỗ.

Vì vậy, trong phiên họp lần thứ 3 này, chúng tôi hy vọng VCCI và Hội đồng Tiền lương Quốc gia lắng nghe nguyện vọng của người lao động chúng tôi mà cân nhắc để đưa ra quyết định tăng lương cho phù hợp.

* Chị Nguyễn Thị Phụng, CN Công ty may Top one (quận Gò Vấp, TP HCM):

Không làm thì hàm nghỉ nhai

Nền lương tối thiểu quá thấp khiến đời sống bcông nhân đã lập gia đình hết sức chật vật   ẢNH: HỒNG ĐÀO
Nền lương tối thiểu quá thấp khiến đời sống bcông nhân đã lập gia đình hết sức chật vật ẢNH: HỒNG ĐÀO

Tôi làm công ty được 5 năm với mức lương cơ bản khoảng 4,3 triệu đồng tháng. Thế nhưng, với khoản thu nhập ấy tôi vẫn không đủ sống, nói gì đến những anh em CN chỉ được hưởng mức lương 3,1 triệu đồng/tháng. Vì không đủ sống nên chúng tôi phải tăng ca, thậm chí tăng ca cật lực để kiếm thêm thu nhập. Có tháng, hàng gấp, chúng tôi phải cày từ 100-130 giờ/tháng, nhiều khi kiệt sức, một số CN bị ngất xỉu khi đang làm việc nhưng tỉnh lại là tiếp tục làm việc và hôm sau lại tiếp tục tăng ca. Tại sao chúng tôi phải liều mình như vậy, bởi lẽ tay không làm thì hàm nghỉ nhai. Chính vì vậy, trong kỳ thương lượng lần này, tôi thiết tha mong đại diện các bên hãy nhìn vào thực tế đời sống CN để đưa ra phán quyết phù hợp.

* Chị Lê Thị Hoa, CN công ty SB Gear Vina (huyện Hóc Môn, TP HCM):

Không vướng nợ nần là mừng

Nói đến tăng lương, dĩ nhiên CN ai cũng muốn chọn mức cao nhất bởi đời sống CN còn khổ quá. Tôi đi làm CN từ năm 17 tuổi, nay số lương thực nhận mỗi tháng của tôi nếu không tăng ca chỉ được khoảng 3,6 triệu đồng/tháng. Với đồng lương ít ỏi ấy, sống tại TP đắt đỏ này thì không thể có dư, nói gì đến tích lũy. Chính vì vậy, tôi cũng như hầu hết CN, đặc biệt là CN ở trọ đều muốn được tăng ca vì chỉ có tăng ca, thu nhập của chúng tôi mới được nâng lên, mới giúp chúng tôi thoát cảnh nợ nần mỗi tháng. Không những vậy khi tăng ca, chúng tôi tiết kiệm được đủ thứ: không phải mất chi phí cho khoản ăn chiều, về nhà muộn tiết kiệm được tiền điện. Về khuya, không có thời gian đi chơi, cà phê cà pháo nên cũng đỡ tốn tiền cho các khoản này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo