xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để lời hứa chỉ là... chuyện phiếm!

Đức Hùng

Tại một cuộc hội thảo về nhân lực tổ chức ở tỉnh Bình Dương mới đây, khi phát biểu về những động lực để giữ lao động, giám đốc một doanh nghiệp đã nói: “Kinh nghiệm của tôi là cứ hứa hẹn thật nhiều. Nhân viên rất thích nghe những lời hứa êm tai nhưng thường họ không kiểm chứng xem những lời hứa ấy có được thực hiện hay không. Nếu có điều kiện thì lãnh đạo cứ việc hứa vì lời hứa đâu có tốn tiền...”.

 

Người quản lý nuốt lời sẽ làm đánh mất niềm tin nơi người lao động
Người quản lý nuốt lời sẽ làm đánh mất niềm tin nơi người lao động

 

Ý kiến này đã không nhận được sự đồng tình của đa số đại biểu có mặt. Hầu hết đều cho rằng hứa mà không thực hiện chính là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, mâu thuẫn, mất ổn định. Tuy vậy, không phải là không nên hứa hẹn mà nên hứa hẹn khi nào và khi nào thì không nên hứa gì cả!

- Nên hứa hẹn (hay giao kết) khi bắt đầu thực hiện kế hoạch, tốt nhất là bằng văn bản, trong đó nêu rõ kết quả như thế nào thì sẽ được hưởng quyền lợi tương đương như thế ấy.

- Khi bắt đầu một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nỗ lực cao thì nên hứa hẹn mức độ khen thưởng cụ thể để tạo động lực cho người thực hiện.

- Không nên hứa hẹn khi người lao động đòi hỏi vì khi ấy quan hệ giữa hai bên đã căng thẳng, lời hứa là chuyện chẳng đặng đừng chứ không phải tự giác. Trong trường hợp này, tốt nhất là lắng nghe, tiếp thu và giải quyết dứt điểm những nguyên nhân dẫn đến sự bất mãn của người lao động.

- Không nên hứa hẹn khi không có cơ sở để thực hiện lời hứa ấy. Chẳng hạn, không nên hứa hẹn nâng lương khi công ty vẫn chưa vượt qua thời điểm khó khăn.

- Không nên hứa hẹn chung chung kiểu như “nếu thời gian tới làm ăn thuận lợi, công ty sẽ cải thiện tiền lương, thu nhập cho người lao động...”. Nếu đã là giao kết thì phải rõ ràng, cụ thể và có cơ sở.

- Lãnh đạo không nên đưa ra lời hứa với nhân viên lúc trà dư tửu hậu. Đó là cách làm việc không chuyên nghiệp và thường bị coi là “chuyện phiếm”.

Ngạn ngữ có câu “Cách giữ lời hứa tốt nhất là đừng hứa gì cả”. Điều này rất đúng nhưng trong thực tế, đôi khi chúng ta phải hứa. Chỉ xin lưu ý là một khi đã hứa thì phải cân nhắc vì lời nói như tên đã bắn đi, không lấy lại được.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo