xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ép người quá đáng!

Bài và ảnh: TRƯỜNG HOÀNG

Tùy tiện kỷ luật, sa thải, bố trí việc làm khác, giảm lương..., doanh nghiệp đã đẩy người lao động vào đường cùng

Trong đơn khiếu nại gửi Báo Người Lao Động mới đây, anh Nguyễn Cư An, Công ty Cổ phần Kỹ thuật Thương mại Dịch vụ Kỹ nghệ Việt (gọi tắt là Công ty Kỹ nghệ Việt; quận Tân Bình, TP HCM), cho biết anh đang làm giám đốc thì bị chuyển xuống làm nhân viên và giảm tiền lương mà không hề được thương lượng, thỏa thuận. “Tôi không đồng ý với cách hành xử này bởi tôi không hề vi phạm nội quy của công ty” - anh An bức xúc.

Biết sai nhưng không sửa

Tháng 11-2012, Công ty Kỹ nghệ Việt ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn 12 tháng với anh Nguyễn Cư An, công việc là giám đốc dự án Him Lam quận 6, mức lương là 28,8 triệu đồng. Công việc đang diễn ra bình thường thì bất ngờ, ngày 8-6-2013, công ty ra quyết định chuyển anh An từ vị trí giám đốc dự án xuống làm giám sát công trình.
img
Anh Nguyễn Thanh Nghiệp nêu bức xúc về việc không được trả lương đúng thỏa thuận, bị ép nghỉ việc
 
Chưa dừng lại ở đó, ngày 11-6, công ty tiếp tục điều anh An về làm việc tại văn phòng với mức lương chỉ còn 7,5 triệu đồng. “Trong quá trình làm việc, tôi luôn chấp hành tốt các quy định của công ty. Thế nhưng, chỉ trong vòng 3 ngày, công ty đã ban hành liên tiếp 2 quyết định điều chuyển và giảm tiền lương của tôi chỉ còn 1/4 so với thỏa thuận ban đầu. Cách làm việc của công ty thật khó hiểu, chẳng khác nào xem tôi là người bị kỷ luật” - anh An bất bình.

Sau khi nghe chúng tôi phân tích các quy định của pháp luật lao động, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, cán bộ Phòng Hành chính Công ty Kỹ nghệ Việt, thừa nhận việc làm của công ty là sai. “Tôi sẽ báo cáo lãnh đạo xem xét trường hợp điều chuyển anh An” - bà Hằng khẳng định. Thế nhưng, đến nay vụ việc của anh An vẫn chưa được công ty giải quyết.

Kỷ luật vô tội vạ!

Trường hợp của chị Dương Cẩm Linh - Chi nhánh Công ty Cổ phần Kinh doanh thiết bị Công nghiệp, quận 10, TP HCM - là điển hình cho cách hành xử tùy tiện của doanh nghiệp. Chị Linh vào làm nhân viên bán hàng kiêm thủ quỹ cho chi nhánh từ tháng 9-2004. Đến tháng 4-2012, chị được điều chuyển sang làm chuyên viên kinh doanh ngành hàng Kyoritsu. Vào tháng 11-2012, trong khi mọi người trong chi nhánh đều được nhận lương thì chị Linh không được đồng nào. Cũng trong thời gian này, chị nhận được thông báo chuyển từ chuyên viên kinh doanh xuống làm phụ bếp. Tiếp đó, ngày 20-12-2012, lãnh đạo công ty ở Hà Nội họp kỷ luật vắng mặt chị Linh với lý do chị làm thất thoát tiền của công ty. Ngày 26-2-2013, công ty lại ra quyết định điều động chị Linh từ quận 10 xuống làm việc tại một nhà máy của công ty ở quận 6. “Việc công ty cho rằng tôi làm thất thoát tiền của cơ quan thì phải có bằng chứng, có biên bản xử lý kỷ luật chứ sao lại tùy tiện như vậy?” - chị Linh nói.

Giải thích cho việc kỷ luật “không giống ai” này, bà Mai Lương Bảo Châu, Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Kinh doanh thiết bị Công nghiệp tại TP HCM, cho biết việc giữ lương của chị Linh là do chị gây thiệt hại tài sản của chi nhánh và theo thỏa thuận trong HĐLĐ, chị Linh phải tuân theo sự phân công của lãnh đạo chi nhánh!

Tùy tiện “làm luật”

Trực tiếp đến Báo Người Lao Động phản ánh vụ việc, bà Phan Thị Minh, nhân viên tạp vụ Công ty Cổ phần Truyền thông Những trang vàng Việt Nam (quận 5, TP HCM), mong mỏi được tiếp tục làm việc, trả lương đàng hoàng. Bà Minh làm việc tại công ty từ năm 1992, đến tháng 7-2010, mức lương của bà là hơn 4 triệu đồng/tháng. Đến ngày 4-1-2011, công ty bất ngờ yêu cầu bà ký lại HĐLĐ với mức lương 2,4 triệu đồng. Mặc dù không đồng ý ký nhưng bà Minh vẫn bị công ty giao HĐLĐ mới với lương thấp hơn. Bà Minh khiếu nại đến cơ quan lao động và nơi đây buộc công ty phải trả lương đúng thỏa thuận ban đầu là hơn 4 triệu đồng. Trong khi quyết định của cơ quan lao động chưa được thi hành thì công ty lại ban hành quyết định giải thể bộ phận tạp vụ và cho bà Minh nghỉ việc.

Một trường hợp khác, anh Nguyễn Thanh Nghiệp - Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn, KCN Cái Lái (quận 2, TP HCM) - cũng bị làm khó. Theo thỏa thuận, sau 2 tháng thử việc, mức lương của anh Nghiệp sẽ là 8 triệu đồng. Khi hết thời gian thử việc, anh Nghiệp vẫn làm việc nhưng công ty không trả mức lương 8 triệu đồng. Ngày 11-5-2013, công ty buộc anh nghỉ việc với lý do vi phạm kỷ luật. “Ngoài việc trả lương không đúng, công ty còn ép tôi nghỉ việc, ép không được thì sa thải. Sao có cách hành xử thiếu tình người như thế?!” - anh Nghiệp bức xúc.

Theo ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, việc điều chuyển, giữ lương, sa thải người lao động trong các trường hợp nêu trong bài này đều trái pháp luật. Người lao động gửi đơn đến thanh tra lao động hoặc kiện ra tòa để được giải quyết.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo