xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gian nan tìm hạnh phúc

Bài và ảnh: Hồng Đào

Nữ công nhân khó khăn khi tìm bạn đời vì thời gian làm việc quá nhiều, ít có điều kiện gặp gỡ, tiếp xúc với người khác phái

Buổi chiều thứ bảy, xóm trọ phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM đông đúc hơn ngày thường vì công nhân (CN) không phải tăng ca. Sau bữa ăn tối, nhiều CN nữ tranh thủ xem phim trên ti vi, số còn lại túm tụm ra một góc trước dãy phòng trọ ngồi tán gẫu, ngắm mọi người đi chơi.

Nỗi lo ế chồng

Làm quen với các cô gái đang chuyện trò, chúng tôi biết được các cô đều làm việc tại KCX Linh Trung từ 7 đến 10 năm. Đa số chị em quê ở Hà Tĩnh, Nghệ An, chỉ có một cô ở Bình Thuận và một cô gái nhỏ nhất là người Huế. “Mở mắt ra đã làm việc đến tối mịt mới về; thời gian trao đổi, chuyện trò cũng hiếm hoi nên cứ cuối tuần là mấy chị em tụm lại cùng ăn uống, tán dóc vừa xả stress vừa tiết kiệm chứ đi xem phim hay cà phê đều rất tốn kém” - Trần Thị Linh, cô gái lớn nhất nhóm, phân trần. Linh vừa nói xong, cuối dãy trọ có 2 cô gái đến rủ mọi người đi chợ đêm để mua quần áo, mỹ phẩm giảm giá nhưng tất cả đều lắc đầu vì chưa đến ngày lãnh lương.

Công nhân nhà trọ rất cần các chương trình vui chơi sinh hoạt sau giờ làm
Công nhân nhà trọ rất cần các chương trình vui chơi sinh hoạt sau giờ làm

Linh từ Hà Tĩnh vào TP HCM làm CN cũng gần được 10 năm, tuổi đã 30 nhưng cũng “chưa một mảnh tình vắt vai”. Khi mới vào làm, Tết năm nào cô cũng tranh thủ về quê ăn Tết cùng gia đình nhưng mấy năm gần đây thì thôi hẳn. “Về Tết gặp ai ở quê cũng hỏi đúng một câu “khi nào lấy chồng”. Buồn quá nên mấy năm gần đây, tôi chỉ gửi tiền, quà về cho bố mẹ và các em mà không về nữa” - Linh kể bằng giọng buồn buồn.

Không chỉ Linh mà các cô gái trẻ hơn, đẹp hơn cũng canh cánh một nỗi lo như thế. Các cô kể trước Tết, một cô gái cùng xóm trọ về ăn Tết rồi không vào nữa vì gia đình mai mối cho một anh cùng làng và họ đã tổ chức cưới. “Có yêu đương gì đâu nhưng nếu không lấy chồng thì trở thành gái già mất, chúng em chắc cũng phải chờ mai mối như thế” - Yến, cô bé ngồi kế Linh, lên tiếng.

Với điều kiện làm việc phải tăng ca liên tục; thời gian giao lưu, kết bạn, tìm hiểu không có, làm nguy cơ ế của nữ CN ngày càng tăng. Chưa kể nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử…, tỉ lệ nữ chiếm 60%-70% tổng số lao động nên việc tìm một người bạn đời của CN nữ càng khó khăn.

Nhiều hệ lụy đáng buồn

Trong một hội thảo về lao động nữ gần đây, một cán bộ Công đoàn các KCX-KCN TP HCM cho biết đời sống CN nữ rất khó khăn. Do nam thiếu, nữ thừa, nhiều anh CN có dáng bề ngoài sáng sủa cặp bồ một lúc vài cô. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin và nhu cầu tình cảm của nữ CN, rất nhiều nam CN, thậm chí những người đàn ông ở nơi khác cũng đến tán tỉnh, quan hệ với nữ CN mà không cưới hỏi, xây dựng gia đình. Ở nhiều doanh nghiệp, các anh tổ trưởng, trưởng xưởng thường giả vờ quan tâm, hứa nâng đỡ cho nữ CN mới vào làm để đổi tình!

Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng từng có một khảo sát cho thấy có gần 43% nữ CN sẵn sàng chấp nhận sống chung trước hôn nhân. Không ít nữ CN thừa nhận chỉ cần có người yêu là cả hai chuyển ra nhà trọ ở chung. Đáng nói là dù cởi mở về tình dục nhưng nhiều chị em lại mù mờ về kiến thức sức khỏe sinh sản. Hai biện pháp tránh thai an toàn được CN biết đến nhiều nhất là sử dụng bao cao su và thuốc tránh thai. Tuy nhiên, biết là một chuyện, còn có dám sử dụng hay biết cách sử dụng hay không thì lại là chuyện khác.

Chính sự hiểu biết nửa vời cộng tính e ngại, hậu quả để lại cho các CN nữ không nhỏ. Một nữ cán bộ Công đoàn đang làm việc tại KCX Linh Trung 1 cho biết điều kiện sống khó khăn, rất nhiều nữ CN chọn việc góp gạo thổi cơm chung. Khi con ong đã tỏ đường đi lối về, nhiều đôi tan rã; thậm chí chuyện ghen tuông, đánh nhau ở công ty, nhà trọ vẫn thường xảy ra. Còn chuyện đẻ con rồi vứt ở nhà vệ sinh đã có ở công ty nơi chị làm việc. “Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình tư vấn sức khỏe sinh sản, phát bao cao su cho CN. Khi phát, không CN nào dám cầm nhưng chỉ cần bỏ vào hộp để ở phòng Công đoàn, CN đến lấy rất đông” - chị kể.

Còn thiếu sự quan tâm

Theo Viện CN - Công đoàn, cả nước hiện có khoảng 10 triệu CN, trong đó gần 60% là nữ. Ðội ngũ này chiếm 11% số dân và 21% lực lượng lao động xã hội nhưng đóng góp hơn 60% giá trị tổng sản phẩm quốc nội hằng năm. Nghịch lý là kết quả được thụ hưởng chưa xứng đáng với cống hiến của họ cho doanh nghiệp cũng như địa phương. Lâu nay, chuyện liên quan đến kinh tế như việc làm, lương bổng thường nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền hơn là các vấn đề xã hội. Mặc dù nằm trong khu vực đối tượng dễ nảy sinh các vấn đề xã hội nhưng chính sách hỗ trợ CN nữ lại không nhiều và thiếu cụ thể.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo