xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hấp dẫn nghề điều dưỡng

Theo Anh Quang (báo Giáo dục Thời đại)

Nhu cầu nhân lực ngành điều dưỡng đang ngày một tăng cao, không chỉ trong nước, mà đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển đã và đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số

Đây được xem là những cơ hội cho người lao động mong muốn tham gia vào ngành này.

Mức lương hấp dẫn

Chất lượng cuộc sống người dân là điều mà mọi quốc gia đều phải hướng tới thế nên vai trò của điều dưỡng viên ngày càng trở nên quan trọng. Theo tạp chí giáo dục The Princeton Review, tại Mỹ, cử nhân khoa học điều dưỡng xếp thứ hai trong tốp 20 ngành phổ biến được trả lương cao tại Mỹ, với mức lương khởi điểm 52.700 USD/năm. Ngành này cũng được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ tại Mỹ bởi đối tượng khách hàng ngày một đông hơn.

Tại Úc, nhu cầu việc làm trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi trong các năm qua tăng trưởng 102% so với mức trung bình 13% của các ngành khác. Báo cáo việc làm của chính phủ Úc dự báo các ngành dịch vụ chăm sóc sẽ là lĩnh vực số 1 trong giai đoạn 2015 - 2016. Trong đó, ngành chăm sóc người cao tuổi và bệnh nhân sẽ thu hút nhu cầu nhân lực lớn nhất tại Úc.

img

Tại Việt Nam ngành điều dưỡng đang khẳng định mình và giữ vai trò không thể thay thế trong các dịch vụ y tế. Người điều dưỡng có mặt khắp mọi nơi, từ bệnh viện đến cộng đồng. Tại bệnh viện, người điều dưỡng luôn bên cạnh bệnh nhân 24/24 giờ. Dịch vụ y tế trong cộng đồng, đặc biệt là chăm sóc bệnh nhân tại gia cũng đều cần có điều dưỡng. Nghề điều dưỡng đa phần là nữ giới, do đó bản tính chịu thương, chịu khó, chịu cực khổ cũng rất thích hợp với nghề. Về công tác đào tạo điều dưỡng viên cũng đang dần được hoàn thiện, người học được đào tạo bài bản, chuyên sâu hơn để đảm bảo chất lượng, không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước mà còn xuất khẩu lao động.

Cơ hội việc làm tại nước ngoài

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), triển khai Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), từ năm 2012 đến nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp với phía Nhật Bản tuyển chọn và đưa vào đào tạo tiếng Nhật cho 5 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý tổng số 960 người. Đến nay đã có 470 điều dưỡng, hộ lý đã được sang làm việc tại các cơ sở tiếp nhận của Nhật Bản. Hiện nay cơ quan này cũng đang thông báo tuyển chọn ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản vào năm 2018.

Đối với chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên Việt Nam sang học tập và làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh, trên cơ sở Ý định thư chung ký ngày 1-7-2015 giữa Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam với Bộ Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức (BMWi), cho đến thời điểm này, Cục Quản lý lao động ngoài nước vẫn đang tiến hành tuyển chọn ứng viên khóa II chuyên ngành điều dưỡng, theo kế hoạch sẽ có 125 ứng viên đủ tiêu chuẩn sẽ được đào tạo tiếng Đức tại Hà Nội sau đó sẽ đào tạo chuyên ngành và làm việc tại CHLB Đức.

Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, năm 2016, lao động Việt Nam chủ yếu sang làm việc tại Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Năm 2017, ông Hương dự báo thị trường Xuất khẩu lao động rất triển vọng, khi các thị trường truyền thống vẫn tiếp tục phát triển, một số thị trường mới được mở ra, như: Australia, Israel, Rumania, Séc, Thái Lan. Việt Nam cũng thí điểm đưa điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản, Đức… Hiện tỷ lệ già hóa dân số tại khu vực châu Âu và Nhật Bản rất lớn, họ có nhu cầu tuyển nhiều lao động chăm sóc sức khỏe, đây sẽ là triển vọng thời gian tới.

Tiềm năng xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng là rất lớn. Tuy nhiên, về chất lượng và kỷ luật lao động của lao động Việt Nam nói chung, dù hiện tại các nước yêu cầu tay nghề với lao động Việt Nam chưa cao, vì vậy phải nâng dần chất lượng lao động. Người lao động cũng phải tự nâng cao kỹ năng, vì yêu cầu tuyển dụng của các nước sẽ ngày càng cao. Bên cạnh đó, số lao động Việt Nam tại Nhật Bản, Hàn Quốc bỏ trốn đang là một nguyên nhân cản trở các lao động Việt Nam khác đang có nguyện vọng đi lao động xuất khẩu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo