xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hãy bắt đầu từ tổ công đoàn

VĨNH TÙNG

KINH NGHIỆM.- Hoạt động Công đoàn đi vào chiều sâu nếu biết cách tổ chức sinh hoạt, có quy chế phối hợp với ban giám đốc. Để nâng chất, công đoàn (CĐ) cơ sở phải đổi mới phương pháp hoạt động từ tổ CĐ. Muốn tạo ra sự đoàn kết, thống nhất về ý chí cũng như hành động, hoạt động tổ CĐ phải được xây dựng trên nền tảng tập trung dân chủ”- Đây là những kinh nghiệm được đúc kết tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Thông tri 02/TLĐ (về xây dựng CĐ cơ sở vững mạnh) do LĐLĐ quận 9, TPHCM tổ chức mới đây.

Tạo sức bật cho cơ sở

 

Theo ông Nguyễn Đình Vượng, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận 9, để bám sát mục đích, yêu cầu đề ra, ngay từ năm 2000, quận xác định: Phải tìm mọi biện pháp thích hợp để tập hợp, vận động đông đảo CNVC-LĐ thuộc các thành phần kinh tế vào tổ chức CĐ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của CĐ cơ sở. Từ chủ trương trên, LĐLĐ quận đã lập chương trình kế hoạch phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ủy viên ban thường vụ, theo đó cử cán bộ có năng lực, trình độ, am hiểu về pháp luật, có khả năng thuyết phục để vận động chủ doanh nghiệp thành lập CĐ cơ sở và phát triển đoàn viên CĐ. Nhờ biện pháp này, 3 năm qua, quận đã thành lập mới 28 CĐ cơ sở tại các DN dân doanh, kết nạp 1.463 đoàn viên, nâng tổng số CĐ cơ sở hiện có lên 71 đơn vị với 8.332 đoàn viên.

 

Song song công tác vận động thành lập CĐ, LĐLĐ quận còn tập trung nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ CĐ cơ sở. Từ năm 2000 đến nay, quận đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho 300 lượt cán bộ CĐ. Qua học tập nghiệp vụ, cán bộ CĐ cơ sở đã chủ động đề xuất chính quyền và DN ký kết thỏa ước lao động tập thể, nhờ đó hạn chế được tranh chấp, đảm bảo các quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho CNLĐ.

 

Căn cứ vào các tiêu chuẩn đề ra và đặc điểm loại hình hoạt động, LĐLĐ quận đã chỉ đạo các CĐ cơ sở xây dựng chương trình hoạt động cho phù hợp. Bà Phan Thị Bé, Ủy viên Thường vụ LĐLĐ quận, cho rằng: Đây là khâu đột phá giúp tạo sức bật và nâng cao tính chủ động cho CĐ cơ sở. Nếu như năm 2000, toàn quận có 40/78 CĐ cơ sở đạt danh hiệu vững mạnh (đạt tỉ lệ 51,28%), thì đến năm 2001, tỉ lệ này là 59,15%.

 

Quan tâm sâu sát đoàn viên - lao động

 

Thành công khác đáng ghi nhận ở quận 9 là tính chủ động sáng tạo của các CĐ cơ sở. Tùy đặc điểm tình hình đơn vị, các CĐ cơ sở đã chủ động phân chia hoạt động các tổ CĐ để nâng chất hoạt động. Theo bà Phạm Thị Phượng, Chủ tịch CĐ Công ty Quản lý và Phát triển Đô thị quận 9, cách làm này không chỉ giúp các tổ CĐ tự sắp xếp các buổi sinh hoạt phù hợp với điều kiện sinh hoạt của tổ, mà còn giúp tổ trưởng hiểu tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên. Quy chế phối hợp hoạt động với giám đốc cũng giúp CĐ cơ sở chủ động hơn khi tham gia đóng góp ý kiến xây dựng quy chế tuyển dụng, trả lương và trả thưởng cho người lao động tại DN. Hiệu quả hoạt động CĐ được chứng minh rõ nét bằng các con số: 99 trong số 101 lao động trong công ty gia nhập CĐ. Toàn bộ CN đều được ký hợp đồng với thu nhập bình quân 950.000 đồng/người/tháng, được nâng lương nâng bậc đúng hạn.

 

Ở các DN dân doanh, dù hoạt động CĐ gặp nhiều khó khăn hơn, nhưng phương pháp trên cũng được áp dụng khá thành công. Ở các DN dân doanh điển hình như: DN tư nhân (DNTN) Toàn Gia Hưng, Công ty TNHH An Phú Châu, Giày Hiệp Trí và Giày Nhị Hiệp, sự linh hoạt của CĐ cơ sở không chỉ góp phần giúp DN ổn định sản xuất - kinh doanh, mà còn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo đời sống, vật chất tinh thần cho CNLĐ (được DN bảo lãnh vay vốn làm ăn, mua sắm tiện nghi sinh hoạt). Ông Lê Văn Thọ, Chủ tịch CĐ DNTN Toàn Gia Hưng, cho rằng: Việc chủ động xây dựng chương trình hoạt động tổ CĐ gắn liền với đặc thù sản xuất của DN, giúp CĐ cơ sở từng bước nâng cao trình độ tay nghề cho CN, tạo dựng được niềm tin nơi DN. Nhiều cán bộ CĐ ở khu vực này đúc kết kinh nghiệm: Muốn đạt hiệu quả, hoạt động của tổ CĐ phải dựa trên nguyên tắc “cùng bàn bạc, cùng chịu trách nhiệm” thì mới đi vào nền nếp.

 

Khắc phục tính hình thức

 

Theo ông Phan Văn Cường, Chủ tịch LĐLĐ quận 9, dù đạt được một số thành công nhất định, hoạt động CĐ ở nhiều nơi vẫn bộc lộ một số hạn chế. Ở khu vực ngoài quốc doanh, hoạt động CĐ chỉ dừng lại ở mức độ tham gia vận động CNLĐ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh bằng các hình thức thi đua và đề xuất DN khen thưởng vật chất để động viên. Về phía đội ngũ cán bộ CĐ, tâm lý “người làm công ăn lương” và “DN thương thì nhờ, DN khó thì chịu” là hai cản ngại lớn nhất khiến họ giảm sút lòng nhiệt tâm khi hoạt động, đặc biệt là khi chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ CĐ. Một số nguyên nhân khác khiến hoạt động CĐ ở nhiều nơi còn trì trệ, mang tính hình thức là do thiếu thời gian và kinh phí hoạt động hạn hẹp, trình độ năng lực cán bộ CĐ hạn chế và tính ổn định lâu dài của DN. Một số DN chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện cho CĐ cơ sở hoạt động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo