xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khó giải quyết việc làm

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Các mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nữ chưa phát huy hiệu quả do gặp khó khăn về đầu ra sản phẩm

Hơn 2 năm nay, phòng khách của gia đình bà Phạm Thị Ngọc Chi, tổ phó tổ kết cườm của Hội LHPN phường Nguyễn Cư Trinh (quận 1, TP HCM) được dùng làm nơi sản xuất, bán hàng và trưng bày sản phẩm. Trước nhà thì để tủ bày bán nhiều mặt hàng (liễn, vòng trang sức, hoa, thú…) kết bằng hạt cườm. Mẫu mã và màu sắc bắt mắt nhưng khách mua rất ít. “Nhà trong hẻm nên không ai biết. Đôi khi tôi phải liều ra bán ở lòng lề đường để thu hồi vốn” - bà Chi than thở.

Đầu ra hạn hẹp

Bà Chi cho hay năm 2012, Hội LHPN phường thành lập tổ kết cườm với 10 thành viên là phụ nữ khó khăn, khuyết tật. Tổ đã mở nhiều lớp dạy nghề xâu chuỗi hạt, kết cườm miễn phí (3 tháng/khóa) cho lao động nữ. Đến nay tổ là nơi sinh hoạt, tạo việc làm cho hơn 30 chị. Hầu hết các thành viên đều lớn tuổi và xem đây là công việc làm thêm. Khó khăn lớn nhất hiện nay của các chị là vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Tuy mẫu mã đa dạng, phong phú nhưng các chị ít vốn và không có điều kiện tiếp thị nên chỉ bán lẻ tại nhà. “Hàng phải nằm chờ ngày lễ hay các sự kiện của địa phương để… đặt bàn bán “ké”. Mong các ban ngành hỗ trợ chúng tôi tìm được địa điểm bán hàng thuận lợi để có đầu ra ổn định” - bà Chi ao ước.

Thành viên tổ kết cườm của phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM làm sản phẩm tại nhà
Thành viên tổ kết cườm của phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM làm sản phẩm tại nhà

Bà Trần Thị Anh Thuy, Chủ tịch Hội LHPN phường Nguyễn Cư Trinh, cho biết hoạt động dạy nghề không thu hút nhiều lao động nữ vì chưa đủ kinh phí hỗ trợ toàn diện. Ngoài ra, địa phương cũng không có khả năng tìm đầu ra cho sản phẩm của lao động nữ sau học nghề. Bà Thuy nhận xét: “Bỏ thời gian đi học mà chỉ được hỗ trợ tiền học và chi phí đi lại khiến chị em nản chí. Vì vậy họ chọn những nghề phổ thông như bán nước giải khát, phục vụ… để mưu sinh thay vì học nghề”.

Theo bà Trần Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP HCM, do kinh phí đào tạo nghề hạn chế nên các cấp hội chỉ tập trung những ngành nghề thời vụ, dịch vụ. Đối tượng học nghề chủ yếu là lao động trình độ thấp. “Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục khảo sát, tìm hiểu nguyện vọng để lựa chọn nghề phù hợp với năng lực của chị em và thực tế địa phương” - bà Thủy cho biết.

Năng động tìm lối thoát

Dù khó như vậy nhưng không phải tất cả đều bế tắc. Trong thực tế, một số địa phương, cơ sở phát huy tốt mô hình dạy nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ. Điển hình như các khóa học nghề do Hội LHPN quận 3, TP HCM phối hợp với Trường Trung cấp Nghề Lê Thị Riêng tổ chức đã giúp 362 chị có việc làm ổn định. Được cấp bằng sơ cấp nghề chuẩn quốc gia sau khóa học giúp các chị tìm việc dễ hơn. Ngoài ra, Hội LHPN quận còn cho 26 chị có nhu cầu tự kinh doanh vay vốn. Các mô hình liên kết với cơ sở sản xuất trên địa bàn cũng giúp hơn 200 phụ nữ có việc làm ổn định với thu nhập từ 1-3 triệu đồng/người/tháng.

Hay như cơ sở làm bánh tráng thủ công của bà Phan Thị Dung (ấp 2A, xã Tân Thạnh Tây, huyện Củ Chi, TP HCM) đang tạo việc làm cho 15 lao động nữ nhập cư. “Mỗi công nhân nhận được từ 2,5-5 triệu đồng/tháng. Khoản thu nhập này giúp gia đình các chị có cuộc sống ổn định hơn” - bà Dung chia sẻ. Để công nhân yên tâm làm việc, cơ sở còn xây phòng trọ miễn phí, tặng quà cho công nhân xa quê vào dịp cuối năm (mỗi phần trị giá 1,2 triệu đồng). “Cơ sở của tôi sẵn sàng tiếp nhận chị em nào muốn học và bám trụ với nghề” - bà Dung cho biết.

Tương tự, tổ hợp tác xe nhang của chị Lê Thị Tám (ngụ xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP HCM) cũng tạo việc làm thường xuyên cho hơn 30 phụ nữ ở xã. “Sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, bảo đảm chất lượng, giá cả phải chăng... đó là những yếu tố giúp cơ sở duy trì hoạt động, có việc làm thường xuyên cho chị em” - chị Tám cho hay.

Hội LHPN TP HCM đã khảo sát nhu cầu học nghề và việc làm của 5.000 lao động nữ tại 24 quận, huyện. Khảo sát cho thấy 50,6% lao động nữ có nhu cầu đào tạo và giới thiệu việc làm. Số lao động nữ chưa qua đào tạo nghề chiếm 33,8%, trong đó đa số là phụ nữ nghèo.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo