xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm tốt vai trò đại diện (*)

(Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội)

Cùng với quá trình phát triển của đất nước, giai cấp CN đã có những bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng; đóng góp hơn 65% tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách cả nước

img

Năm năm qua, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tác động mạnh đến kinh tế - xã hội nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu rất quan trọng. Kinh tế có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường; vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Thành tựu to lớn đó có sự đóng góp quan trọng của giai cấp CN, lao động và tổ chức CĐ.

Đồng thời cùng với quá trình phát triển của đất nước, giai cấp CN nước ta đã có những bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng; đang có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp hơn 65% tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% ngân sách cả nước.

CĐ đã khắc phục mọi khó khăn, đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, vận động, thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo CNVC-LĐ; tích cực tuyên truyền, phổ biến và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; đặc biệt là làm tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ.

img
Các cán bộ CĐ mang đến đại hội tiếng nói từ cơ sở: Đại diện, bảo vệ quyền lợi
CNVC-LĐ là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động CĐ Ảnh: NGUYỄN QUYẾT

Nhiều phong trào thi đua do CĐ phát động, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả, tiêu biểu như các phong trào: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Thi đua phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn”, xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”... đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, nhiều tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc được tôn vinh khen thưởng.

CĐ Việt Nam đã tích cực tham gia xây dựng Đảng, bổ sung cho Đảng nhiều cán bộ trưởng thành từ phong trào CN và hoạt động CĐ; giới thiệu cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp hàng vạn đoàn viên ưu tú xuất thân từ CNVC-LĐ. Nhân dịp này, thay mặt BCH Trung ương Đảng, tôi nhiệt liệt biểu dương những thành tích, tiến bộ của phong trào CNVC-LĐ và hoạt động CĐ cả nước trong nhiệm kỳ qua.

... Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong những năm tới là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị -xã hội, tăng cường hoạt động đối ngoại, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Đối với giai cấp CN, Đảng ta xác định xây dựng giai cấp CN lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức công dân yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc, nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước, có tinh thần dân tộc và tinh thần hợp tác quốc tế.

Tôi đồng tình với phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2013-2018 của CĐ do BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa X trình đại hội, đặc biệt là về mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp lớn. Tôi chỉ xin nhấn mạnh, gợi mở thêm một số vấn đề để đại hội thảo luận, xem xét quyết định. Đó là: Cần nắm vững và quán triệt thật sâu sắc những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết XI của Đảng, Cương lĩnh Chính trị và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới; Nghị quyết Trung ương VI (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp CN; nắm bắt tình hình và nguyện vọng chính đáng của CN để tham mưu cho Đảng, nhà nước có những chính sách, biện pháp cụ thể, đưa các tư tưởng, chủ trương của Đảng và nhà nước đi vào cuộc sống. Làm tốt hơn nữa nhiệm vụ xây dựng giai cấp CN, xứng đáng là lực lượng nòng cốt đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước... 

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM:

Chăm lo tốt để thực hiện vai trò đại diện

Thực hiện Nghị quyết Đại hội X CĐ Việt Nam, 5 năm qua, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ được LĐLĐ TP tập trung thực hiện và đạt nhiều kết quả to lớn. Chương trình “Tấm vé nghĩa tình”, “Mái ấm CĐ”, cải thiện nhà ở cho cán bộ, đoàn viên có thu nhập thấp; đặc biệt là “Tháng CN” với 5 chương trình lớn được tổ chức đồng bộ ở các cấp CĐ như: “Cùng CN vượt khó”, “Trái tim nghĩa tình”, “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, “Gặp gỡ và đối thoại”, “Bàn tay vàng” đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, tình cảm của CN đối với CĐ. Qua 5 lần tổ chức, “Tháng CN” không chỉ được đông đảo CN tham gia mà còn được nhiều người sử dụng lao động đồng tình ủng hộ.

Từ thực tiễn hoạt động, LĐLĐ TP HCM đã đúc kết thành các bài học kinh nghiệm. Đó là, phải nắm vững nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức CĐ, bám sát thực tiễn cuộc sống của CNVC-LĐ và tình hình kinh tế - xã hội để chủ động đề ra và từng bước bổ sung các hoạt động mới với nhiều phương thức sinh động. Việc xây dựng nội dung hoạt động sát hợp với đội ngũ CNVC-LĐ, phát huy tính chủ động của CĐ cơ sở và sự hỗ trợ hữu hiệu của CĐ cấp trên cơ sở là phương thức cơ bản để thực hiện thành công mục tiêu hướng về cơ sở. Song song đó, phải chủ động đề xuất, vận động cơ quan, đơn vị, DN nơi có đối tượng cần chăm lo; tổ chức các hoạt động tạo nguồn thu, quản lý và sử dụng đúng mục đích mọi nguồn lực, thực hiện chăm lo trực tiếp cho CN. Chăm lo là bước đầu tập hợp NLĐ để tiến hành các hoạt động CĐ, củng cố niềm tin về tổ chức CĐ.

Ông Trần Văn Thực, Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội:

Xây dựng chương trình hành động phù hợp

Để thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 32 năm 2008; cấp ủy các cấp của TP đều xây dựng kế hoạch cụ thể hóa Nghị quyết 20; đồng thời các cấp CĐ đã chủ động xây dựng chương trình hành động để thực hiện. Nhờ đó, không chỉ đạt thành quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp mà còn rèn luyện tác phong công nghiệp; nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho CN.

Từ thực tiễn và kết quả thực hiện, kinh nghiệm của Hà Nội là tổ chức CĐ phải tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền triển khai và cụ thể hóa nghị quyết bằng các chương trình, đề án, các cơ chế chính sách thực hiện nghị quyết. Bên cạnh đó, phải lấy mục tiêu quyền và lợi ích chính đáng của NLĐ để các cấp CĐ xây dựng chương trình hành động phù hợp với từng địa phương, đơn vị; hằng năm phải sơ kết, đánh giá khen thưởng kịp thời. Ngoài ra, phải quan tâm động viên và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ CĐ các cấp bảo đảm số lượng, chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết, vì lợi ích của CNVC-LĐ.

Ông Bùi Thanh Nhân, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương:

Mở rộng ký kết thỏa ước ngành

Là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước triển khai ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành dệt may tỉnh Bình Dương đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý. Thực tế, việc ký kết TƯLĐTT đã tạo sự thống nhất giữa DN với các CĐ cơ sở về mục đích và ý nghĩa của việc tham gia thỏa ước; đưa ra một cam kết khung về các chính sách tốt hơn trong sử dụng lao động.

Từ kinh nghiệm triển khai, ký kết TƯLĐTT, LĐLĐ tỉnh Bình Dương kiến nghị cần mở rộng đối tượng tham gia ký kết (chỉ cần cùng ngành nghề dệt may, cùng địa bàn tỉnh Bình Dương có thể tham gia thỏa ước ngành). Nếu DN và CĐ cơ sở đồng ý ủy quyền cho Hiệp hội Dệt may và CĐ ngành dệt may tỉnh Bình Dương thương lượng, ký kết là được công nhận. Sau khi TƯLĐTT ngành được ký kết, các DN khác có thể tiếp tục thực hiện thủ tục ủy quyền để được tham gia. Đối với các khoản phúc lợi tập thể như bữa ăn giữa ca, tham quan du lịch, các hoạt động văn hóa - thể thao, vui chơi giải trí... cũng không nên quy định cứng nhắc mà cần có độ linh động nhất định theo sự biến động của kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất, kinh doanh tại đơn vị. Ví dụ như quy định mức tiền ăn, thỏa ước khung không nên quy định một cách cứng nhắc vì suất ăn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: số lượng lao động, chi phí thuế, nhân công... do vậy cùng một mức tiền nhưng chất lượng suất ăn có thể sẽ khác nhau ở các công ty...
An Khánh - Nguyễn Văn lược ghi
 
(*) Tựa do Báo Người Lao Động đặt

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo