xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những người đưa đò

Bài và ảnh: THANH NGA

Với các thầy cô, sự thành đạt của trò không phải là địa vị, chức vụ mà là những đóng góp thiết thực cho xã hội

Với một người thầy, không niềm vui nào sánh bằng việc được nhìn thấy những lứa học trò do mình dìu dắt ngày một trưởng thành và sống có ích cho xã hội” - PGS-TSKH Lê Văn Hoàng, Phó trưởng Khoa Vật lý Trường ĐH Sư phạm TP HCM, đã đúc kết quá trình 30 năm đứng trên bục giảng như vậy tại buổi giao lưu “Thầy trò thành đạt” do LĐLĐ TP HCM tổ chức ngày 18-11 ở Cung Văn hóa Lao động TP.

Hạnh phúc khi trò thành đạt

Tâm sự của thầy Hoàng cũng là hạnh phúc của 23 nhà giáo tiêu biểu được tuyên dương tại buổi giao lưu. Dù cơ duyên đến với nghề khác nhau nhưng điểm chung ở họ là sự tận tụy, luôn nỗ lực truyền đạt kiến thức, đam mê nghề nghiệp cho thế hệ trẻ.
img
Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, tặng biểu trưng cho các nhà giáo tiêu biểu

Đó cũng là đặc điểm nổi bật ở PGS-TSKH Lê Văn Hoàng. Ý thức được trách nhiệm cao cả của sự nghiệp “trồng người”, thầy đã quyết định về nước làm việc sau 10 năm học tập và làm việc tại Liên bang Nga. Nói về quyết định khó khăn này, thầy Hoàng tâm sự: “Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản một điều là được cống hiến trí tuệ để đưa nền giáo dục nước nhà đi lên vì sự phồn vinh của đất nước. Và thực tế, tôi đã không hối tiếc về quyết định ấy của mình”. Về công tác tại Trường ĐH Sư phạm TP HCM từ năm 1996, với nhiệt huyết nghề nghiệp cháy bỏng, thầy đã cùng với các đồng nghiệp vực dậy nhiều hoạt động của trường. Ở cương vị một nhà nghiên cứu, thầy đã dồn hết tâm huyết thực hiện nhiều công trình, đề tài khoa học mang tính ứng dụng cao, nhiều công trình được công bố trên tạp chí chuyên ngành quốc tế. Với vai trò một nhà giáo, nhiều năm qua, thầy đã tiếp “lửa” cho nhiều thế hệ học trò, trong đó có những người đã thành đạt trên con đường học vấn. Không ít trong số họ còn tiếp bước theo con đường mà người thầy kính mến đã chọn, điển hình như TS Nguyễn Ngọc Ty (Trường ĐH Sư phạm TP HCM).

Với thầy Ty, PGS-TSKH Lê Văn Hoàng không chỉ là người thầy, người cha mà còn là người dễ dàng sẻ chia đam mê nghề nghiệp. Nhớ lại lần gặp gỡ đầu tiên với người thầy của mình, TS Nguyễn Ngọc Ty vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc bất ngờ. “Suốt 5 giờ trò chuyện, thầy Hoàng đã truyền đam mê nghề nghiệp cho tôi. Điều đó đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và nhận thức của tôi cho đến lúc này. Thầy là ngọn lửa lớn, lan tỏa qua nhiều thế hệ học trò. Tôi học được điều đó để hôm nay, khi đứng trên bục giảng, tôi cũng luôn cố gắng sống mẫu mực như thầy, cháy hết mình để truyền thụ kiến thức cho lớp đàn em” - thầy Ty chia sẻ.

Sống có trách nhiệm

Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, PGS-TS-NGƯT Huỳnh Trọng Khải, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thể dục Thể thao TP HCM, bằng tất cả sự nỗ lực và trách nhiệm đã có rất nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà. Ngoài 6 đề tài nghiên cứu cấp bộ và TP, thầy còn là tác giả của hơn 10 giáo trình phục vụ giảng dạy và nhiều bài báo khoa học chuyên ngành.

Đằng sau bề dày thành tích ấy, ít ai biết được thầy Khải đến với nghề giáo một cách rất tình cờ. Thi đậu vào Trường ĐH Bách khoa TP HCM nhưng chàng sinh viên tỉnh lẻ không thể hoàn thành ước mơ trở thành một kỹ sư. “Hoàn cảnh gia đình lúc đó quá khó khăn nên khi vào TP nhập học, tôi không có chỗ ở, phải ăn nhờ ở đậu hết nhà này đến nhà khác. Có lần, tôi bị công an mời về phường làm việc do chưa đăng ký tạm trú” - thầy Khải kể. Để được ở trong ký túc xá, chàng trai trẻ quyết định rẽ ngang, đó là chọn Trường Sư phạm Thể dục trung ương 2 làm cánh cửa vào đời. Lòng yêu nghề, ý chí cầu tiến, đặc biệt là nỗ lực tự thân đã giúp thầy chiến thắng nghịch cảnh và trở thành một nhà quản lý giỏi. Thầy nhắn nhủ với thế hệ trẻ: “Hãy luôn sống có trách nhiệm với nghề!”.

GS-TS Đặng Đức Trọng - Trưởng khoa, Giám đốc Trung tâm Khoa học Toán học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM - là tấm gương về sự nhẫn nại, tự học và tinh thần sáng tạo. Thầy là nhà toán học đầu tiên ở phía Nam được trao giải thưởng của Hội Toán học Việt Nam, cũng là một trong những người Việt Nam tiên phong trong việc chinh phục những bài toán ngược. Dưới sự dìu dắt của thầy, nhiều học trò trở thành tiến sĩ, có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Chia sẻ kinh nghiệm trồng người, thầy Trọng cho rằng: “Người thầy giỏi là người thầy giúp học trò có tố chất trung bình trở thành người giỏi. Ngược lại, một học trò tố chất tốt có thể chỉ là trung bình nếu thầy giáo không đủ tài, đức”.

“23 nhà giáo tiêu biểu được tuyên dương là những tấm gương sáng về đạo đức, yêu nghề, không ngừng học tập vươn lên, được sinh viên và đồng nghiệp quý mến. Những đức tính cao đẹp ấy đã giúp họ vươn đến thành công trong sự nghiệp trồng người” - bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, đánh giá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo