xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thầm lặng vì dân

Bài và ảnh: HỒNG NHUNG

Bền bỉ trong việc lưu trữ, phục chế di ảnh, hồ sơ, cán bộ - chiến sĩ Cục Hồ sơ Nghiệp vụ an ninh Bộ Công an âm thầm đóng góp vào công tác đền ơn đáp nghĩa

“Đồng chí Thêm thân mến! Tôi bị bệnh nằm viện, xuất viện về nhà thì nhận được chân dung liệt sĩ Quế do đồng chí gửi. Tôi đau nên chưa tới gặp đồng chí được. Tôi viết thư mời đồng chí đến nhà để tôi biết đồng chí, đồng chí biết tôi…”. Đó là trích đoạn nội dung thư cảm ơn do ông Nguyễn Văn Đầu, nguyên Thành ủy viên TP HCM (giai đoạn 1960-1975), gửi đến tập thể  cán bộ - chiến sĩ Cục Hồ sơ Nghiệp vụ an ninh (HSNVAN) trực thuộc Bộ Công an cách đây 16 năm.

Nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả

Trích xuất, phục chế di ảnh từ những hồ sơ mật qua các thời kỳ để trao lại cho thân nhân liệt sĩ là một trong những nhiệm vụ của Cục HSNVAN. “Sau những lần giúp gia đình liệt sĩ tìm lại di ảnh người thân, chúng tôi thường nhận được nhiều bức thư cảm ơn rất chân tình, bình dị. Điều ấy đã tiếp thêm động lực, giúp cán bộ - chiến sĩ trụ lại với nghề” -  thượng tá Hoàng Văn Thêm, Phó trưởng Phòng 4  Cục HSNVAN, người được nhắc đến trong lá thư trên, thổ lộ.

Tự hào và hạnh phúc là cảm giác của ông Thêm và nhiều đồng đội thời điểm ấy khi đọc những dòng thư viết tay đầy sự trân trọng của ông Đầu. Liệt sĩ Nguyễn Văn Quế (SN 1914, bị địch bắn chết năm 1962 tại Củ Chi) là đồng đội của ông Đầu. Hòa bình lập lại, ông Đầu, đặc biệt là gia đình ông Quế, luôn đau đáu trong lòng khi không có di ảnh nào của liệt sĩ này để thờ.

 

Cán bộ Cục Hồ sơ Nghiệp vụ an ninh tìm kiếm di ảnh liệt sĩ trong tàng thư
Cán bộ Cục Hồ sơ Nghiệp vụ an ninh tìm kiếm di ảnh liệt sĩ trong tàng thư

 

Năm 1988, khi tìm đến Cục HSNVAN để nhờ trích lục di ảnh, ông Đầu cũng không đặt quá nhiều kỳ vọng. Hiểu được suy nghĩ ấy, ông Thêm và đồng đội quyết tâm phải trích lục cho được di ảnh liệt sĩ Quế.

Trong khoảng 100.000 bức ảnh cũ mà cục thu được trước năm 1945, nhiều tấm không còn nguyên vẹn, gây không ít trở ngại cho việc trích lục. Không nản lòng, từ thông tin ít ỏi do gia đình liệt sĩ cung cấp, cán bộ - chiến sĩ của cục đã bỏ công tra cứu. Nỗ lực không mệt mỏi ấy cũng được đền bù khi cả đội tìm ra được tấm hình thẻ trắng đen đã ố vàng của liệt sĩ Quế. Dựa vào đặc điểm nhận dạng trong hồ sơ, chuyên viên kỹ thuật của cục đã phục chế thành công và chuyển ngay di ảnh cho ông Đầu và gia đình liệt sĩ Quế.

Không thể diễn tả niềm hạnh phúc của gia đình liệt sĩ Quế khi được lãnh đạo Cục HSNVAN trao tận tay bức di ảnh. Sau 36 năm thờ cúng chỉ có nhang, đèn, bức di ảnh được Cục HSNVAN phục chế như món quà tri ân dành cho gia đình liệt sĩ Quế.

Gieo chữ tín, gặt niềm tin

Không chỉ tìm và phục chế di ảnh, Cục HSNVAN còn trả lại sự trong sạch cho nhiều chiến sĩ cách mạng bị địch vu oan.

Lật cho chúng tôi xem những tập tài liệu bằng tiếng Pháp cổ đã ố vàng, thượng tá Trần Viết Sách, Phó trưởng Phòng Lưu trữ và Khai thác, cho biết: “Do thời gian, phần lớn tài liệu đều bị mục nát, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tra cứu, dịch thuật. Ngoài kiến thức nền được đào tạo, mỗi cán bộ - chiến sĩ phải có tinh thần vượt khó, như vậy mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Tác phong làm việc khoa học, đặc biệt là tinh thần làm việc quên mình của đội ngũ cán bộ - chiến sĩ ở Cục HSNVAN đã tạo niềm tin nơi thân nhân gia đình các liệt sĩ. Hàng chục năm qua, rất nhiều chiến sĩ cách mạng trung kiên đã được cục giúp minh oan. Vụ việc điển hình nhất là quá trình minh oan cho ông Lê Đài (SN 1916, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phú Yên từ năm 1954-1956).

Tháng 12-1955, ông Đài bị địch bắt trên đường đi công tác. Dù bị địch giam cầm, tra tấn dã man, ông Đài vẫn giữ vững khí tiết và hy sinh trong nhà lao. Với âm mưu thâm độc, chính quyền chế độ cũ đã cho người giả danh ông Đài rêu rao, nói xấu cách mạng. Với gia đình ông Đài, không gì đau đớn bằng việc người thân bị hàm oan rằng đầu hàng địch.

Tiếp nhận yêu cầu của gia đình ông Đài, cán bộ - chiến sĩ Cục HSNVAN đã dày công tra cứu, xác minh lại sự việc. Ngày 26-10-1991, lễ truy điệu và phong tặng danh hiệu liệt sĩ cho ông Đài được tổ chức trọng thể tại quê nhà trong niềm hạnh phúc tột cùng của thân nhân.

Thượng tá Chu Quý Phượng, Trưởng Phòng 5 Cục HSNVAN, cho biết mỗi năm, đơn vị xác nhận, bổ sung hồ sơ cho khoảng 200 trường hợp tham gia cách mạng, giúp nhà nước thực hiện tốt chính sách đối với người có công. Đây cũng là nơi cung cấp nhiều hình ảnh và tư liệu về cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh); bằng chứng khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thông qua các tài liệu thực dân Pháp ký kết với triều Mãn Thanh (Trung Quốc)... 

 

“Lúc cao điểm, anh em phải trực 24/24 giờ, gác lại hạnh phúc riêng. Khi bắt tay vào việc, chúng tôi chỉ biết nỗ lực hết mình để phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân” - thượng tá Hoàng Văn Thêm bộc bạch.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo